Tòa án sơ thẩm chuyên biệt xét xử những lĩnh vực nào? Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Tòa án sơ thẩm chuyên biệt?
Tòa án sơ thẩm chuyên biệt xét xử những lĩnh vực nào?
Tại khoản 1 Điều 4 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2024 có quy định về tổ chức và thẩm quyền thành lập, giải thể các Tòa án nhân dân như sau:
Điều 4. Tổ chức và thẩm quyền thành lập, giải thể các Tòa án nhân dân
1. Tổ chức của Tòa án nhân dân bao gồm:
a) Tòa án nhân dân tối cao;
b) Tòa án nhân dân cấp cao;
c) Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
đ) Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ, Tòa án nhân dân chuyên biệt Phá sản (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt);
e) Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực (sau đây gọi chung là Tòa án quân sự).
[...]
Theo đó, Tòa án sơ thẩm chuyên biệt (hay gọi đầy đủ là Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt) sẽ có nhiệm vụ xét xử 03 lĩnh vực: hành chính, sở hữu trí tuệ và phá sản.
Tòa án sơ thẩm chuyên biệt xét xử những lĩnh vực nào? Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Tòa án sơ thẩm chuyên biệt? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Tòa án sơ thẩm chuyên biệt?
Tại khoản 2 Điều 4 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2024 có quy định như sau:
Điều 4. Tổ chức và thẩm quyền thành lập, giải thể các Tòa án nhân dân
[...]
2. Thẩm quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt và Tòa án quân sự được quy định như sau:
a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt; thành lập, giải thể Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
b) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án sơ thẩm chuyên biệt theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Cơ cấu tổ chức của Tòa án sơ thẩm chuyên biệt được quy định như thế nào?
Tại Điều 63 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2024 có quy định về cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt như sau:
Điều 63. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt
1. Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động. Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền xét xử, giải quyết của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
2. Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có bộ máy giúp việc.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của tòa án sơ thẩm chuyên biệt gồm có:
- Chánh án,
- Phó Chánh án,
- Thẩm phán Tòa án nhân dân,
- Thẩm tra viên Tòa án,
- Thư ký Tòa án,
- Công chức khác và người lao động.
Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền xét xử, giải quyết của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
Bên cạnh đó, theo Điều 82 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2024 quy định:
Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.
Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tổ chức cán bộ theo phân cấp của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
- Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?