Cách tính lương người lao động đi làm vào ngày Lễ Quốc khánh 02/9?

Cách tính lương người lao động đi làm vào ngày Lễ Quốc khánh 02/9? Người lao động được trả lương theo hình thức nào? Người sử dụng lao động có bắt buộc phải trả lương đúng hạn cho người lao động hay không?

Cách tính lương người lao động đi làm vào ngày Lễ Quốc khánh 02/9?

Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, tiền lương làm thêm giờ vào ngày lễ 02/9 đối với người lao động được tính như sau:

- Làm việc thêm giờ vào ngày lễ: Được trả ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ (Theo Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

Tiền lương làm thêm giờ

=

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 300%

x

Số giờ làm thêm

+

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

Ngoài ra, làm việc vào ban đêm: Được trả thêm ít nhất 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường và 20% tiền lương của ngày nghỉ lễ. (Theo Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

Tiền lương làm việc vào ban đêm

=

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 300%

+

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 30%

+

20%

x

Tiền lương giờ thực trả vào ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 300%

x

Số giờ làm thêm vào ban đêm

+


Tiền lương giờ thực trả vào ngày làm việc bình thường

Như vậy, cách tính lương người lao động đi làm vào ngày Lễ Quốc khánh 02/9 được hưởng lương như sau:

- Nếu đi làm vào ban ngày:

Người lao động sẽ nhận được ít nhất 400% lương (trong đó gồm: 100% lương của ngày làm việc bình thường + 300% tiền lương ngày lễ)

- Nếu đi làm vào ban đêm:

Người lao động sẽ nhận được ít nhất 490% lương (trong đó gồm: 100% lương của ngày làm việc bình thường + 300% tiền lương ngày lễ + 30% lương làm việc vào ban đêm + 60% lương làm thêm giờ vào ban đêm).

Lưu ý: Trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận để người lao động làm việc vào ngày lễ và nghỉ bù vào một ngày khác với mức lương ngày đi làm vào dịp lễ là 100% lương thì mức lương đi làm vào ngày lễ sẽ là 100% lương theo thỏa thuận.

Cách tính lương người lao động đi làm vào ngày Lễ Quốc khánh 02/9?

Cách tính lương người lao động đi làm vào ngày Lễ Quốc khánh 02/9? (Hình từ Internet)

Người lao động được trả lương theo hình thức nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 quy định hình thức trả lương như sau:

Điều 96. Hình thức trả lương
1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, người sử dụng lao động có thể trả lương cho người lao động bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản ngân hàng cá nhân của người lao động.

Người sử dụng lao động có bắt buộc phải trả lương đúng hạn cho người lao động hay không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 có quy định nguyên tắc trả lương như sau:

Điều 94. Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Đồng thời căn cứ tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định kỳ hạn trả lương như sau:

Điều 97. Kỳ hạn trả lương
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Như vậy, người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Tuy nhiên, trường hợp vì lý do bất khả kháng mà phía người sử dụng lao động không thể trả lương đúng hạn cho dù đã dùng mọi biện pháp khắc phục thì được chậm trả lương cho người lao động nhưng không được chậm quá 30 ngày.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lê Nguyễn Minh Thy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào