Nhà thầu nước ngoài chỉ được hoạt động xây dựng tại Việt Nam khi nào?

Nhà thầu nước ngoài được hiểu như thế nào? Nhà thầu nước ngoài chỉ được hoạt động xây dựng tại Việt Nam khi nào?

Nhà thầu nước ngoài được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo khoản 12 Điều 3 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
[...]
11. Thiết kế kỹ thuật tổng thể (Front - End Engineering Design), sau đây gọi là thiết kế FEED, là bước thiết kế được lập theo thông lệ quốc tế đối với dự án có thiết kế công nghệ sau khi dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt để cụ thể hóa các yêu cầu về dây chuyền công nghệ, thông số kỹ thuật của các thiết bị, vật liệu sử dụng chủ yếu, giải pháp xây dựng phục vụ lập hồ sơ lựa chọn nhà thầu theo hợp đồng EPC hoặc theo yêu cầu đặc thù để triển khai bước thiết kế tiếp theo.
12. Nhà thầu nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự; đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của nhà thầu nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch. Nhà thầu nước ngoài có thể là tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu liên danh, nhà thầu phụ.
13. Chủ nhiệm là chức danh của cá nhân được tổ chức giao nhiệm vụ quản lý, điều phối thực hiện toàn bộ công việc tư vấn có nhiều chuyên môn khác nhau, gồm: chủ nhiệm lập thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.
[...]

Như vậy, nhà thầu nước ngoài được hiểu là tổ chức, cá nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự; đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng.

Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của nhà thầu nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch. Nhà thầu nước ngoài có thể là tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu liên danh, nhà thầu phụ.

Nhà thầu nước ngoài chỉ được hoạt động xây dựng tại Việt Nam khi nào?

Nhà thầu nước ngoài chỉ được hoạt động xây dựng tại Việt Nam khi nào? (Hình từ Internet)

Nhà thầu nước ngoài chỉ được hoạt động xây dựng tại Việt Nam khi nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 102 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài như sau:

Điều 102. Nguyên tắc quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài
1. Nhà thầu nước ngoài chỉ được hoạt động xây dựng tại Việt Nam sau khi được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng.
2. Hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Theo quy định nêu trên thì nhà thầu nước ngoài chỉ được hoạt động xây dựng tại Việt Nam sau khi được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng.

Nhà thầu nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì để được cấp giấy phép hoạt động xây dựng?

Căn cứ theo Điều 103 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng như sau:

Điều 103. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng
1. Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư/nhà thầu chính (phụ).
2. Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.
3. Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam

Như vậy, để được cấp giấy phép hoạt động xây dựng, nhà thầu nước ngoài cần đáp ứng được các điều kiện như sau:

- Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư/nhà thầu chính (phụ).

- Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu.

Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.

- Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam

Nhà thầu nước ngoài
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nhà thầu nước ngoài
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà thầu nước ngoài chỉ được hoạt động xây dựng tại Việt Nam khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam không có giấy phép bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng thì có phải thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo tình hình hoạt động của nhà thầu nước ngoài mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Phiếu thông báo thông tin về nhà thầu nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam thì mới được cấp giấy phép hoạt động xây dựng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhà thầu nước ngoài
Nguyễn Tuấn Kiệt
62 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhà thầu nước ngoài
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào