Đại biểu Quốc hội có bắt buộc phải là Đảng viên không?
Đại biểu Quốc hội có bắt buộc phải là Đảng viên không?
Căn cứ Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 quy định tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội:
Điều 22. Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
1a. Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Theo quy định thì người ứng cử đại biểu Quốc hội còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Trung thành với Tổ quốc và hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam
- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh, chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật
- Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm
- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội
Như vậy, pháp luật hiện hành không có quy định nào về việc người không phải là Đảng viên có được làm đại biểu Quốc hội hay không.
Cho nên, cá nhân chỉ cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nêu trên, đồng thời có đủ số phiếu cần thiết để trở thành đại biểu Quốc hội trong cuộc tổng tuyển cử, và được Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội xác định đủ tư cách làm đại biểu Quốc hội là có thể trở thành đại biểu Quốc hội
Đại biểu Quốc hội có bắt buộc phải là Đảng viên không? (Hình từ Internet)
Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội là bao lâu?
Căn cứ Điều 25 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội:
Điều 25. Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội
Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội được bầu bổ sung bắt đầu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.
Căn cứ Điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định nhiệm kỳ Quốc hội:
Điều 2. Nhiệm kỳ Quốc hội
1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.
2. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.
3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.
Theo quy định trên, đại biểu Quốc hội có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội là 05 năm.
Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội được bầu bổ sung bắt đầu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn ai?
Căn cứ Điều 80 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 80.
1. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
2. Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trong trường hợp cần thiết, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản.
3. Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định.
Như vậy, đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn các đối tượng sau:
- Chủ tịch nước
- Chủ tịch Quốc hội
- Thủ tướng Chính phủ
- Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Tổng Kiểm toán Nhà nước
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung ôn tập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng Sơ khảo - Cấp Trường (Vòng 7) năm học 2024-2025? Quy định tổ chức vòng sơ khảo? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Thời gian làm việc ngân hàng Agribank năm 2024 như thế nào?
- Mẫu thiệp chúc mừng năm mới 2025? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép các địa phương tổ chức bắn pháo hoa nổ dịp Tết Nguyên đán?
- Thời gian mở cửa Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 là khi nào?
- Bảng quy ước kí hiệu chữ số dành cho người khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn?