Tổng hợp 11 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật theo Quy định 178?

Tổng hợp 11 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật theo Quy định 178? Các biện pháp nào nhằm phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật?

Các hành vi tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật theo Quy định 178?

Căn cứ Điều 5 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 quy định 06 hành vi tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật như sau:

[1] Cố ý chủ trì ban hành hoặc tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thể hiện lợi ích nhóm, cục bộ

Cố ý trì hoãn việc đình chỉ, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật vì mục đích lợi ích nhóm, cục bộ.

[2] Nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc các lợi ích khác dưới mọi hình thức để ban hành hoặc tác động đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật nhằm ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thể hiện lợi ích nhóm, cục bộ.

[3] Đưa hối lộ, môi giới hối lộ cho người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật nhằm ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thể hiện lợi ích nhóm, cục bộ.

[4] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật để định hướng truyền thông không bảo đảm khách quan và không đúng sự thật về nội dung chính sách trong công tác xây dựng pháp luật vì vụ lợi.

[5] Lạm quyền, câu kết với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác để trục lợi trong công tác xây dựng pháp luật.

[6] Các hành vi tham nhũng, lợi ích nhóm, cục bộ khác trong công tác xây dựng pháp luật theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Các hành vi tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật theo Quy định 178?

Căn cứ Điều 6 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 quy định 05 hành vi tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật như sau:

[1] Cố ý không chấp hành nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục trong công tác xây dựng pháp luật

Cố ý che giấu, báo cáo không trung thực với cơ quan có thẩm quyền về tình hình thực tiễn, về nội dung ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Cố ý đưa những nội dung mới vào dự thảo văn bản khác với những chính sách hoặc nội dung đã được cấp có thẩm quyền thông qua mà không báo cáo cấp lãnh đạo có thẩm quyền dẫn đến văn bản quy phạm pháp luật không bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp hoặc tính thống nhất với hệ thống pháp luật hoặc có nhiều sơ hở và bị lợi dụng gây ra thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

[2] Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý trong công tác xây dựng pháp luật

Bao che, cố ý không báo cáo, không xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong cơ quan, tổ chức, địa phương do mình trực tiếp quản lý trong công tác xây dựng pháp luật.

[3] Sử dụng trái quy định tài chính, tài sản công, tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp, tài trợ, viện trợ trong công tác xây dựng pháp luật.

[4] Móc nối, câu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị nhằm tuyên truyền tư tưởng, quan điểm trái với chủ trương, quy định của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật

Thu thập, chuyển giao cho nước ngoài hoặc tổ chức, cá nhân khác trái quy định của pháp luật các thông tin, tài liệu liên quan đến công tác xây dựng pháp luật

Lợi dụng việc phản ánh, góp ý kiến, phản biện xã hội trong công tác xây dựng pháp luật để chống phá Đảng và Nhà nước.

[5] Các hành vi tiêu cực khác trong công tác xây dựng pháp luật theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Tổng hợp 11 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật theo Quy định 178-QĐ/TW năm 2024?

Tổng hợp 11 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật theo Quy định 178? (Hình từ Internet)

Các biện pháp nào nhằm phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 quy định phương thức kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật:

Điều 4. Phương thức kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật
[...]
2. Các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật bao gồm:
a) Thực hiện các hoạt động kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật quy định tại Khoản 1, Điều này.
[...]

Như vậy, các biện pháp nhằm phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật được quy định như sau:

- Thực hiện các hoạt động kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật sau:

+ Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật.

+ Hoạt động kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua việc thực hiện các quy trình, thủ tục trong công tác xây dựng pháp luật.

+ Hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp; hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân.

+ Hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật.

+ Hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức xã hội khác, cơ quan báo chí và Nhân dân.

+ Hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong công tác xây dựng pháp luật.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ, bảo đảm đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thi.

- Thường xuyên giám sát, kiểm tra công tác xây dựng pháp luật, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật để phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật và kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật

- Tiếp tục hoàn thiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định có liên quan

- Cụ thể hoá về đối tượng, phương thức tham gia phản biện, góp ý kiến xây dựng pháp luật.

- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

- Thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức; trách nhiệm giải trình; kiểm soát xung đột lợi ích

- Thực hiện quy tắc ứng xử; ứng dụng khoa học - công nghệ và các biện pháp phòng ngừa tham nhũng khác trong cơ quan, tổ chức theo quy định của Đảng và quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

- Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật bằng các biện pháp kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính, xử lý vi phạm hành chính, xử lý hình sự theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác xây dựng pháp luật; xây dựng tổ chức bộ máy, bố trí kinh phí phù hợp cho công tác xây dựng pháp luật.

Phòng chống tham nhũng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống tham nhũng
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 1 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực 2024 tỉnh Lạng Sơn?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp có được mua văn phòng phẩm từ hộ kinh doanh do con giám đốc đơn vị sự nghiệp làm chủ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp 11 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật theo Quy định 178?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức tham nhũng thực hiện các bước như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất chi mua tin phòng chống tham nhũng, tiêu cực tối đa 50 triệu đồng/tin?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, ai có trách nhiệm kê khai tài sản thu nhập hằng năm nhằm phòng chống tham nhũng?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tiêu chí thành phần đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Môi giới hối lộ là gì? Tội môi giới hối lộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống tham nhũng
Phan Vũ Hiền Mai
185 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phòng chống tham nhũng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống tham nhũng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào