Ban hành Quy định 178 về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật?
Ban hành Quy định 178 về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật?
Ngày 27/6/2024, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 áp dụng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 có hiệu lực từ ngày 27/6/2024. Các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày 27/6/2024 thì xem xét xử lý theo Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm và các văn bản khác có liên quan.
Ban hành Quy định 178 về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật?
Căn cứ Điều 3 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 quy định nguyên tắc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật như sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, chặt chẽ, toàn diện của Đảng trong kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.
- Kết hợp đồng bộ, chặt chẽ các cơ chế, biện pháp kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật
- Chủ động phòng ngừa là chính; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; bảo vệ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
- Đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.
- Bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật; không làm cản trở sự chủ động, sáng tạo, công khai, minh bạch, dân chủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi trong công tác xây dựng pháp luật.
- Bảo đảm sự giảm sát, phản biện, tham gia xây dựng pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí, tổ chức xã hội khác và Nhân dân theo quy định.
Các hoạt động nào nhằm kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 quy định phương thức kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật:
Điều 4. Phương thức kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật
1. Kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật được thực hiện thông qua các hoạt động sau đây:
a) Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật.
b) Hoạt động kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua việc thực hiện các quy trình, thủ tục trong công tác xây dựng pháp luật.
[...]
Như vậy, các hoạt động nhằm kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật bao gồm:
- Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật.
- Hoạt động kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua việc thực hiện các quy trình, thủ tục trong công tác xây dựng pháp luật.
- Hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp; hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật.
- Hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức xã hội khác, cơ quan báo chí và Nhân dân.
- Hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong công tác xây dựng pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai là Tổng Tư lệnh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ?
- Từ 25/01/2025, chỉ được dùng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong trường hợp nào?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp: “Tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia gì?
- Bộ đề thi IOE cấp trường lớp 8 có đáp án cho học sinh tham khảo?
- Truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam?