Bổ sung trường hợp người lao động nữ được nghỉ làm tới 6 tháng từ 01/7/2025?
Bổ sung trường hợp người lao động nữ được nghỉ làm tới 6 tháng từ 01/7/2025?
Theo đó tại khoản 1 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con như sau:
Điều 53. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con
1. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 139 của Bộ luật Lao động.
Trường hợp lao động nữ trở lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định tại khoản 4 Điều 139 của Bộ luật Lao động thì được hưởng tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả và tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo mức quy định tại Điều 59 của Luật này; người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho thời gian người lao động trở lại làm việc.
[...]
Dẫn chiếu tại khoản 1 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 có quy định cụ thể như sau:
Điều 139. Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
[...]
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định cụ thể như sau:
Điều 52. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ, thai ngoài tử cung
[...]
2. Trường hợp lao động nữ mang thai từ đủ 22 tuần tuổi trở lên đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 hoặc khoản 5 Điều 50 của Luật này mà bị sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ thì lao động nữ và người chồng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như trường hợp lao động nữ sinh con.
3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, có nghĩa, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã mở rộng đối tượng được hưởng chế độ thai sản: Không chỉ giới hạn ở trường hợp sinh con, mà còn bao gồm các trường hợp người lao động nữ mang thai từ đủ 22 tuần tuổi trở lên nếu đủ điều kiện quy định mà bị sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ, thì cũng sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản tới 06 tháng theo quy định của pháp luật.
Bổ sung trường hợp người lao động nữ được nghỉ làm tới 6 tháng từ 01/7/2025? (Hình từ Internet)
Lao động nữ mang thai được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản để đi khám thai tối đa mấy lần?
Căn cứ khoản 1 Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi khám thai như sau:
Điều 51. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi khám thai
1. Lao động nữ mang thai được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản để đi khám thai tối đa 05 lần, mỗi lần không quá 02 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi khám thai được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, lao động nữ mang thai được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản để đi khám thai tối đa 05 lần, mỗi lần không quá 02 ngày.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi khám thai được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Mức hưởng cho một ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản bằng bao nhiêu phần trăm mức tham chiếu?
Căn cứ khoản 3 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản như sau:
Điều 60. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản
1. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 52, khoản 1 hoặc khoản 4 Điều 53, điểm a khoản 3 Điều 54 của Luật này, lao động nữ chưa phục hồi sức khỏe thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe liên tục bao gồm cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định; trường hợp hai bên có ý kiến khác nhau thì người sử dụng lao động quyết định số ngày nghỉ trên cơ sở đề nghị của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) 05 ngày đối với trường hợp khác.
3. Mức hưởng cho một ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản bằng 30% mức tham chiếu.
4. Không áp dụng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này trong trường hợp lao động nữ trở lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tính, việc xác định điều kiện đối với từng trường hợp được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản.
Như vậy, mức hưởng cho một ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản bằng 30% mức tham chiếu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?