Mức tham chiếu trong BHXH với mức lương cơ sở giống hay khác nhau?

Mức tham chiếu trong chế độ Bảo hiểm xã hội với mức lương cơ sở giống nhau hay khác nhau? Mức tham chiếu sẽ được điều chỉnh dựa trên các yếu tố nào?

Mức tham chiếu trong BHXH với mức lương cơ sở giống nhau hay khác nhau?

Tại Điều 7 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định về mức tham chiếu như sau:

Điều 7. Mức tham chiếu
1. Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội quy định trong Luật này.
2. Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở như sau:

Điều 3. Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Căn cứ các quy định trên, mức tham chiếu trong BHXH với mức lương cơ sở là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Trong đó,

- Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

- Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang..., tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định, tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (có hiệu lực đế hết ngày 30/6/2025) quy định lương cơ sở được dùng làm căn cứ để tính một số chế độ như: Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày (khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014); trợ cấp một lần cho mỗi con đối với lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi (Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)...

Tuy nhiên, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) sẽ không còn áp dụng mức lương cơ sở để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội mà thay vào đó là mức tham chiếu (Điều 7 Luật Bảo hiểm xã hội 2024).

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 cũng có đề cập, mặc dù sẽ áp dụng mức tham chiếu thay mức lương cơ sở để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sẽ bằng mức lương cơ sở (khoản 13 Điều 141 Luật Bảo hiểm xã hội 2024).

Mức tham chiếu trong BHXH với mức lương cơ sở giống hay khác nhau?

Mức tham chiếu trong BHXH với mức lương cơ sở giống hay khác nhau? (Hình từ Internet)

Mức tham chiếu sẽ được điều chỉnh dựa trên các yếu tố nào?

Tại Điều 7 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định về mức tham chiếu như sau:

Điều 7. Mức tham chiếu
1. Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội quy định trong Luật này.
2. Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, mức tham chiếu trong Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sẽ được điều chỉnh dựa trên các yếu tố như:

- Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng;

- Sự tăng trưởng kinh tế

- Sự phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.

07 Nguyên tắc bảo hiểm xã hội theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024?

Tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định về các nguyên tắc bảo hiểm xã hội. Theo đó,

[1] Mức hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm xã hội; có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024

[2] Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện do người tham gia lựa chọn.

[3] Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không được tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

[4] Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

[5] Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

[6] Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để xác định điều kiện hưởng lương hưu và trợ cấp tuất hằng tháng tính theo năm, một năm phải tính đủ 12 tháng. Trường hợp tính mức hưởng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

[7] Việc giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội được xác định theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp Pháp luật
Mức tham chiếu trong BHXH với mức lương cơ sở giống hay khác nhau?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu PL6-HĐTH-HD hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Quỹ bảo hiểm xã hội hình thành từ các nguồn nào? Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng mức hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại TP Hà Nội từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2026, sổ bảo hiểm xã hội được cấp bằng bản điện tử có giá trị như bản giấy không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục cập nhật thông tin nhân thân của người hưởng BHXH hàng tháng theo CCCD?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người lao động đóng bảo hiểm xã hội 15 năm có thể được hưởng lương hưu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 1/7/2025, nghỉ ốm đau trên 14 ngày vẫn phải đóng BHXH?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2025, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội dựa vào mức tham chiếu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 06A-HSB quyết định về việc điều chỉnh chế độ BHXH năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo hiểm xã hội
Huỳnh Minh Hân
78 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo hiểm xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào