Từ ngày 1/7/2025, lao động nữ được nghỉ dưỡng sức sau sinh nhiều nhất 10 ngày?
Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Điều 50. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ;
d) Lao động nữ nhờ mang thai hộ;
đ) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
e) Người lao động sử dụng các biện pháp tránh thai mà các biện pháp đó phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
g) Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con, vợ mang thai hộ sinh con.
[...]
Theo quy định trên, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản nếu thuộc các trường hợp sau:
- Lao động nữ mang thai.
- Lao động nữ sinh con.
- Lao động nữ mang thai hộ.
- Lao động nữ nhờ mang thai hộ;
- Nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
- Sử dụng các biện pháp tránh thai mà các biện pháp đó phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Từ ngày 1/7/2025, lao động nữ được nghỉ dưỡng sức sau sinh nhiều nhất 10 ngày? (Hình từ Internet)
Từ ngày 1/7/2025, lao động nữ được nghỉ dưỡng sức sau sinh nhiều nhất 10 ngày?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Điều 60. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản
1. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 52, khoản 1 hoặc khoản 4 Điều 53, điểm a khoản 3 Điều 54 của Luật này, lao động nữ chưa phục hồi sức khỏe thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe liên tục bao gồm cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định; trường hợp hai bên có ý kiến khác nhau thì người sử dụng lao động quyết định số ngày nghỉ trên cơ sở đề nghị của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) 05 ngày đối với trường hợp khác.
[...]
Như vậy, thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh sẽ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định.
Trường hợp hai bên có ý kiến khác nhau thì người sử dụng lao động quyết định số ngày nghỉ trên cơ sở đề nghị của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.
Theo đó, lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi sinh con sẽ được nghỉ dưỡng sức sau sinh với thời gian như sau:
- 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên.
- 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật.
- 05 ngày đối với trường hợp khác.
Mức hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh của lao động nữ là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Điều 60. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản
[...]
3. Mức hưởng cho một ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản bằng 30% mức tham chiếu.
4. Không áp dụng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này trong trường hợp lao động nữ trở lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tính, việc xác định điều kiện đối với từng trường hợp được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản.
Căn cứ theo Điều 7 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Điều 7. Mức tham chiếu
1. Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội quy định trong Luật này.
2. Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Căn cứ theo khoản 13 Điều 141 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Điều 141. Quy định chuyển tiếp
[...]
13. Khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu quy định tại Luật này bằng mức lương cơ sở. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó.
[...]
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 3. Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
[...]
Theo quy định trên, mức hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh của lao động nữ là 702.000 đồng/ngày.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lao động nữ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?