Cách ghi mẫu quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư từ 01/8/2024?
Hướng dẫn ghi mẫu quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư từ 01/8/2024?
Mẫu quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 88/2024/NĐ-CP, mẫu có dạng như sau:
Tải mẫu quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư từ 01/8/2024
Cách ghi mẫu quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư áp dụng từ 01/8/2024 như sau:
(1) Ghi tên đơn vị hành chính cấp huyện.
(2) Ghi tên dự án hoặc phân kỳ tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư được phê duyệt.
(3) Ghi tên đơn vị hành chính cấp huyện.
(4) Ghi tên các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính làm căn cứ để ban hành Quyết định.
(5) Ghi tên cơ quan có chức năng quản lý đất đai ở địa phương.
(6) Ghi số Tờ trình và thời gian ban hành.
(7) Ghi tên dự án hoặc phân kỳ tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư được phê duyệt.
(8) Ghi tên dự án hoặc phân kỳ tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư được phê duyệt.
(9) Ghi nội dung Phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản.
(10) Ghi trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
(11) Ghi trách nhiệm của đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
(12) Ghi trách nhiệm của người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có).
(13) Ghi trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thi hành Quyết định.
(14) Ghi theo quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ.
(15) Ghi rõ chức danh, chữ ký, đóng dấu, họ và tên của người ký.
Cách ghi mẫu quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư từ 01/8/2024? (Hình từ Internet)
Nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm những gì?
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 88/2024/NĐ-CP quy định về lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như sau:
Điều 3. Lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1. Nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm:
a) Tổng diện tích đất thu hồi (tổng hợp các phương án chi tiết tại khoản 2 Điều này), diện tích từng loại đất thu hồi;
b) Tổng số người có đất thu hồi;
c) Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm (nếu có);
[...]
Như vậy, nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm:
- Tổng diện tích đất thu hồi (tổng hợp các phương án chi tiết tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 88/2024/NĐ-CP), diện tích từng loại đất thu hồi;
- Tổng số người có đất thu hồi;
- Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm (nếu có);
- Phương án bố trí tái định cư: số hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư, các khu tái định cư, địa điểm khu tái định cư, hình thức tái định cư (bằng đất, bằng nhà ở) (nếu có);
- Phương án di dời mồ mả trong phạm vi đất thu hồi (nếu có);
- Phương án di chuyển các công trình hạ tầng trong phạm vi đất thu hồi (nếu có);
- Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm: tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí khác;
- Tiến độ thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
- Phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản;
- Các nội dung khác liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có).
Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án được quy định như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 88/2024/NĐ-CP, kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án được quy định như sau:
- Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tính vào tổng mức đầu tư dự án;
- Bộ, ngành có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án đầu tư do bộ, ngành thực hiện thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, chấp thuận, quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ và các dự án do bộ, ngành làm chủ đầu tư hoặc quyết định đầu tư;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và các dự án quy định tại điểm b khoản này nhưng giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp chủ đầu tư tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính từ 01/07/2025?
- Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra mới nhất?
- Phụ cấp xét xử đối với Hội thẩm là 900 nghìn đồng/người/ngày từ ngày 01/7/2025?