So với Quyết định 490/2008/QĐ-TTg thì Quyết định 768/2016/QĐ-TTg đã mở rộng Vùng Thủ đô Hà Nội thêm mấy tỉnh?

So với Quyết định 490/2008/QĐ-TTg thì Quyết dịnh 768/2016/QĐ-TTg đã mở rộng Vùng Thủ đô Hà Nội thêm mấy tỉnh? Tỉ lệ đô thị hóa của Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 là bao nhiêu?

So với Quyết định 490/2008/QĐ-TTg thì Quyết dịnh 768/2016/QĐ-TTg đã mở rộng Vùng Thủ đô Hà Nội thêm mấy tỉnh?

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 quy định như sau:

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:
[...]
2. Phạm vi, quy mô
Phạm vi Vùng Thủ đô Hà Nội gồm toàn bộ ranh giới của Thủ đô Hà Nội và 09 tỉnh xung quanh là Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang (trong đó Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang là 03 tỉnh được mở rộng so với Quyết định số 490/2008/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ). Tổng diện tích toàn vùng Khoảng 24.314,7 km2.
[...]

Như vậy, so với Quyết định 490/2008/QĐ-TTg thì Quyết định 768/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã mở rộng Vùng Thủ đô Hà Nội thêm 03 tỉnh là Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang.

So với Quyết định 490/2008/QĐ-TTg thì Quyết định 768/2016/QĐ-TTg đã mở rộng Vùng Thủ đô Hà Nội thêm mấy tỉnh?

So với Quyết định 490/2008/QĐ-TTg thì Quyết định 768/2016/QĐ-TTg đã mở rộng Vùng Thủ đô Hà Nội thêm mấy tỉnh? (Hình từ Internet)

Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trong việc điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?

Theo khoản 11 Điều 1 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 quy định các chương trình, dự án đầu tư được ưu tiên trong việc điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

Tập trung ưu tiên đầu tư các dự án có vai trò tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho vùng và các tỉnh trong Vùng theo từng lĩnh vực cụ thể:

- Về hạ tầng kỹ thuật: Ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng các tuyến cao tốc (Hà Nội - Lạng Sơn, Hòa Lạc - Hòa Bình, Hà Nội - Thái Bình), đường vành đai (vành đai 4, vành đai 5), đường sắt nội vùng (Hà Nội - Bắc Ninh, Hà Nội - Vĩnh Phúc), đường sắt quốc gia (điện khí hóa các tuyến Hà Nội - Hà Nam, Hà Nội - Bắc Giang, Hà Nội - Việt Trì, Hà Nội - Hải Phòng), nâng cấp cảng hàng không quốc tế Nội Bài...;

Các dự án thủy lợi và phòng chống lũ liên tỉnh; xây mới và nâng cấp các nhà máy nước liên vùng tỉnh; mở rộng khu xử lý chất thải rắn Sóc Sơn, xây dựng nghĩa trang Quốc gia (Yên Trung)... xây dựng một số tuyến giao thông trọng Điểm của các tỉnh để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương; lựa chọn đầu tư xây dựng một số đầu mối giao thông trọng Điểm, đa phương thức kết hợp với phát triển đô thị tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Nguyên...

- Về hạ tầng xã hội: Trọng tâm đầu tư các trung tâm y tế, giáo dục và đào tạo cấp vùng tại một số tỉnh (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Phú Thọ, Thái Nguyên...) nhằm giảm tải sức ép cho Thủ đô Hà Nội và chia sẻ cơ hội hưởng lợi từ dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo cho các tỉnh trong Vùng.

- Về thương mại - dịch vụ, khoa học công nghệ, du lịch, văn hóa - thể dục thể thao: Ưu tiên đầu tư các dự án gắn với các tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế, vành đai như trục Nhật Tân - Nội Bài, hành lang kinh tế xuyên Á (Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng), vành đai 5...

- Về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn: Ưu tiên đầu tư các trung tâm hỗ trợ nông nghiệp cấp Vùng và các vùng sản xuất chuyên canh nguyên liệu hàng hóa quy mô lớn (thực phẩm an toàn, lúa chất lượng cao, hoa quả sạch).

Xem thêm: Phụ lục Danh Mục các dự án ưu tiên đầu tư kèm theo Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016

Tỉ lệ đô thị hóa của Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 là bao nhiêu?

Theo khoản 4 Điều 1 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 quy định như sau:

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:
[...]
4. Chỉ tiêu dân số - lao động, đô thị hóa, đất xây dựng đô thị và nông thôn
a) Dân số - lao động và tỷ lệ đô thị hóa
- Dân số - lao động: Đến năm 2030 đạt Khoảng 21 - 23 triệu người (đô thị: 11,5 - 13,8 triệu người; nông thôn: 9,5 - 9,2 triệu người); Khoảng 12,0 - 13,2 triệu lao động.
- Tỷ lệ đô thị hóa: Đến năm 2030 đạt Khoảng 55 - 60%.
Từ năm 2030 đến năm 2050, dân số - lao động và tỷ lệ đô thị hóa của Vùng có xu hướng tiếp tục gia tăng do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế, việc làm dẫn đến tăng khả năng thu hút lao động nhập cư và có xu hướng ổn định dần.
[...]

Theo đó, tỉ lệ đô thị hóa của Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 đạt khoảng 55 - 60%.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ Quốc tang dành cho những ai? Nơi tổ chức Lễ Quốc tang và nơi an táng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các văn bản về Lễ Quốc tang gồm những gì? Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài có phải treo cờ rủ khi có lễ quốc tang hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quốc tang cấm các hoạt động nào? Các cơ quan nào cùng đứng tên ra thông cáo về Lễ Quốc tang?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, việc phát triển chính quyền số sẽ thử nghiệm một số dịch vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Quyết định 768/2016/QĐ-TTg về tỉnh/ thành phố nào thuộc Vùng Thủ đô Hà Nội được định hướng phát triển theo mô hình đô thị đại học?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định 768/2016/QĐ-TTg xác định tỉnh nào là cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận-trung chuyển hàng hoá của Vùng Thủ đô Hà Nội với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn)?
Hỏi đáp Pháp luật
So với Quyết định 490/2008/QĐ-TTg thì Quyết định 768/2016/QĐ-TTg đã mở rộng Vùng Thủ đô Hà Nội thêm mấy tỉnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô Hà Nội tại vùng Hòa Lạc, Xuân Mai là thuộc khu vực phía nào của Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định 768/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ xác định những tỉnh, thành phố nào có vị trí trung tâm của Vùng Thủ đô Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Chỉ thị 03 –CT/TU năm 2024 việc nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân Thủ đô trong việc phát huy phẩm chất của người Hà Nội đặc biệt chú trọng đến đối tượng nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Tạ Thị Thanh Thảo
53 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào