Nghị quyết 18-NQ/TU 2022 của Thành ủy Hà Nội, trong lĩnh vực văn hóa, việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu với đầy đủ các nội dung về di sản văn hóa, phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa nhằm mục đích gì?

Nghị quyết 18-NQ/TU 2022 của Thành ủy Hà Nội, việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu với đầy đủ các nội dung về di sản văn hóa, phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa nhằm mục đích gì?

Nghị quyết 18-NQ/TU 2022 của Thành ủy Hà Nội, trong lĩnh vực văn hóa, việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu với đầy đủ các nội dung về di sản văn hóa, phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa nhằm mục đích gì?

Căn cứ tiết 4.3 Tiểu mục 4 Mục 3 Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU năm 2022 của Thành ủy Hà Nội về chuyển đối số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Tải về như sau:

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
[...]
4. Chuyển đổi số, xây dựng quận thông minh
[...]
4.3. Phát triển kinh tế số
[...]
- Về văn hóa:
Phòng Văn hóa và Thông tin chủ trì tham mưu thực hiện:
Triển khai thực hiện Đề án “Tạo lập cơ sở dữ liệu và xây dựng hệ thống quản lý các hồ sơ di tích trên địa bàn quận để phát huy giá trị, gắn với phát triển du lịch” (số hóa công tác quản lý hồ sơ tại các di tích), góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử đồng thời là phương thức giới thiệu hình ảnh của quận, phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa để quản lý, kết nối, chia sẻ, quảng bá thông tin với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng trong và ngoài nước.
[...]

Như vậy, theo Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, trong lĩnh vực văn hóa, việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu với đầy đủ các nội dung về di sản văn hóa, “Thành phố sáng tạo”, phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa nhằm mục đích quản lý, kết nối, chia sẻ, quảng bá thông tin với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng trong và ngoài nước,...

Nghị quyết 18-NQ/TU 2022 của Thành ủy Hà Nội, trong lĩnh vực văn hóa, việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu với đầy đủ các nội dung về di sản văn hóa, phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa nhằm mục đích gì?

Nghị quyết 18-NQ/TU 2022 của Thành ủy Hà Nội, trong lĩnh vực văn hóa, việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu với đầy đủ các nội dung về di sản văn hóa, phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)

Các di tích và di sản văn hóa nào tại Thủ đô Hà Nội phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa?

Theo khoản 2 Điều 11 Luật Thủ đô 2012 quy định các khu vực, di tích và di sản văn hóa sau đây tại Thủ đô Hà Nội phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa:

- Khu vực Ba Đình;

- Di tích Phủ Chủ tịch; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh; Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Thành Cổ Loa; Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các di tích quốc gia đặc biệt khác trên địa bàn Thủ đô;

- Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây;

- Phố cổ, làng cổ và làng nghề truyền thống tiêu biểu;

- Biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954;

- Các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô.

Có những loại di sản văn hóa nào?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 2. Di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể
1. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
a) Tiếng nói, chữ viết;
b) Ngữ văn dân gian;
c) Nghệ thuật trình diễn dân gian;
d) Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
đ) Lễ hội truyền thống;
e) Nghề thủ công truyền thống;
d) Tri thức dân gian.
2. Di sản văn hóa vật thể bao gồm:
a) Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích);
b) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Theo đó, có 02 loại di sản văn hóa gồm:

(1) Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác, bao gồm:

- Tiếng nói, chữ viết;

- Ngữ văn dân gian;

- Nghệ thuật trình diễn dân gian;

- Tập quán xã hội và tín ngưỡng;

- Lễ hội truyền thống;

- Nghề thủ công truyền thống;

- Tri thức dân gian.

(2) Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia bao gồm:

- Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích);

- Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tạ Thị Thanh Thảo
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào