Theo Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, nội dung phát triển nhân lực số bao gồm đào tạo, tập huấn kiến thức nào cho người dân và doanh nghiệp?

Theo Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, nội dung phát triển nhân lực số bao gồm đào tạo, tập huấn kiến thức nào cho người dân và doanh nghiệp?

Theo Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, nội dung phát triển nhân lực số bao gồm đào tạo, tập huấn kiến thức nào cho người dân và doanh nghiệp?

Căn cứ theo tiết 3.2 Tiểu mục 3 Mục 3 Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU năm 2022 của Thành ủy Hà Nội Tại đây quy định như sau:

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
[...]
3. Chuẩn bị các điều kiện chuyển đổi số
3.2. Phát triển nhân lực số
Phòng Nội vụ, phòng Văn hóa và Thông tin, phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì theo lĩnh vực của từng đơn vị phối hợp với các phòng, ban, đơn vị và UBND các phường tham mưu thực hiện:
- Triển khai các chương trình đào tạo, đào tạo lại về chuyển đổi số, an ninh, an toàn thông tin mạng và tính riêng tư trên mạng cho người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước của quận; phối hợp đào tạo, tập huấn kiến thức về kinh tế số, kỹ năng ứng dụng công nghệ số cho người dân và doanh nghiệp, ưu tiên triển khai đào tạo, tập huấn thông qua các nền tảng dạy và học trực tuyến. Đẩy mạnh triển khai Chương trình thông qua các nền tảng dạy và học về kỹ năng số và STEM/STEAM trong giáo dục tiểu học và phổ thông.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công nghệ thông tin hiện có, tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các khóa học đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu để trở thành lực lượng nòng cốt tham mưu cho chính quyền các cấp của Quận về chuyển đổi số.

Như vậy, theo Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, nội dung phát triển nhân lực số bao gồm đào tạo, tập huấn kiến thức về kinh tế số, kỹ năng ứng dụng công nghệ số cho người dân và doanh nghiệp.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/25072024/thu-do-ha-noi%20(7).jpg

Theo Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, nội dung phát triển nhân lực số bao gồm đào tạo, tập huấn kiến thức nào cho người dân và doanh nghiệp? (Hình từ Internet)

Theo Nghị quyết 18-NQ/TU năm 2022 của Thành ủy Hà Nội, mục tiêu tổng quát đến năm 2025 là gì?

Căn cứ theo Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU năm 2022 của của Thành ủy Hà Nội Tại đây về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng như sau:

II. NỘI DUNG VÀ MỤC TIÊU
[...]
2. Mục tiêu
2.1 Mục tiêu tổng quát
- Đến năm 2025: Thực hiện chuyển đổi số phát triển quận Hai Bà Trưng theo hướng thông minh, hiện đại; tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững.
- Đến năm 2030: xây dựng quận Hai Bà Trưng cơ bản trở thành quận thông minh, hiện đại, kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong Thành phố; chuyển đổi số căn bản, toàn diện hoạt động của các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; hình thành các nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước, phát triển các dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp, khai thác dữ liệu như một nguồn tài nguyên mới để phát triển kinh tế- xã hội.
[...]

Như vậy, theo Nghị quyết 18-NQ/TU năm 2022 của Thành ủy Hà Nội, mục tiêu tổng quát đến năm 2025 đó là:

- Thực hiện chuyển đổi số phát triển quận Hai Bà Trưng theo hướng thông minh, hiện đại.

- Tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững.

Các khu vực, di tích và di sản văn hóa nào phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ở Thủ đô Hà Nội?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Luật Thủ đô 2012 quy định như sau:

Điều 11. Bảo tồn và phát triển văn hóa
1. Việc bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô phải bảo đảm tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Thủ đô và của dân tộc, xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Các nguồn lực văn hóa trên địa bàn Thủ đô phải được quản lý, khai thác, sử dụng đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô và cả nước.
2. Các khu vực, di tích và di sản văn hóa sau đây phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa:
a) Khu vực Ba Đình;
b) Di tích Phủ Chủ tịch; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh; Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Thành Cổ Loa; Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các di tích quốc gia đặc biệt khác trên địa bàn Thủ đô;
c) Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây;
d) Phố cổ, làng cổ và làng nghề truyền thống tiêu biểu;
đ) Biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954;
e) Các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô.
[...]

Theo quy định trên, các khu vực, di tích và di sản văn hóa cần phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ở Thủ đô Hà Nội gồm:

- Khu vực Ba Đình.

- Di tích Phủ Chủ tịch; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh; Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Thành Cổ Loa; Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các di tích quốc gia đặc biệt khác trên địa bàn Thủ đô.

- Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây.

- Phố cổ, làng cổ và làng nghề truyền thống tiêu biểu.

- Biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954.

- Các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ Quốc tang dành cho những ai? Nơi tổ chức Lễ Quốc tang và nơi an táng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các văn bản về Lễ Quốc tang gồm những gì? Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài có phải treo cờ rủ khi có lễ quốc tang hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quốc tang cấm các hoạt động nào? Các cơ quan nào cùng đứng tên ra thông cáo về Lễ Quốc tang?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, việc phát triển chính quyền số sẽ thử nghiệm một số dịch vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Quyết định 768/2016/QĐ-TTg về tỉnh/ thành phố nào thuộc Vùng Thủ đô Hà Nội được định hướng phát triển theo mô hình đô thị đại học?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định 768/2016/QĐ-TTg xác định tỉnh nào là cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận-trung chuyển hàng hoá của Vùng Thủ đô Hà Nội với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn)?
Hỏi đáp Pháp luật
So với Quyết định 490/2008/QĐ-TTg thì Quyết định 768/2016/QĐ-TTg đã mở rộng Vùng Thủ đô Hà Nội thêm mấy tỉnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô Hà Nội tại vùng Hòa Lạc, Xuân Mai là thuộc khu vực phía nào của Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định 768/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ xác định những tỉnh, thành phố nào có vị trí trung tâm của Vùng Thủ đô Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Chỉ thị 03 –CT/TU năm 2024 việc nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân Thủ đô trong việc phát huy phẩm chất của người Hà Nội đặc biệt chú trọng đến đối tượng nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Thị Kim Linh
104 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào