Nghị quyết 18-NQ/TU 2022 của Thành ủy Hà Nội, việc tiên phong thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ được thực hiện trong các cơ quan nào?

Nghị quyết 18-NQ/TU 2022 của Thành ủy Hà Nội, việc tiên phong thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ được thực hiện trong các cơ quan nào?

Nghị quyết 18-NQ/TU 2022 của Thành ủy Hà Nội, việc tiên phong thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ được thực hiện trong các cơ quan nào?

Căn cứ Tiểu mục 3 Mục 1 Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU năm 2022 của Thành ủy Hà Nội về chuyển đối số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Tải về như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 18 và Kế hoạch số 139-KH/QU của Quận ủy Hai Bà Trưng về Chuyến đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn quận. Nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số, từ đó tạo sự chuyển biến tích cực về hành động.
2. Chuyển đổi số hưởng đến lợi ích của người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững; đổi mới, nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Chuyển đổi số phải thực hiện đồng bộ trong cả hệ thống chính trị, gồm: Cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn quận; đồng thời, phải bảo đảm an toàn thông tin mạng trong quá trình chuyển đổi số.
[...]

Theo đó, chuyển đổi số phải thực hiện đồng bộ trong cả hệ thống chính trị, gồm: Cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn quận; đồng thời, phải bảo đảm an toàn thông tin mạng trong quá trình chuyển đổi số.

Như vậy, theo Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, việc tiên phong thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ được thực hiện trong các cơ quan sau:

- Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố.

- Chính quyền.

- Các cơ quan đảng.

Nghị quyết 18-NQ/TU 2022 của Thành ủy Hà Nội, việc tiên phong thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ được thực hiện trong các cơ quan nào?

Nghị quyết 18-NQ/TU 2022 của Thành ủy Hà Nội, việc tiên phong thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ được thực hiện trong các cơ quan nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện chuyển đổi số theo Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU năm 2022 như thế nào?

Theo Tiểu mục 3 Mục 3 Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU năm 2022 của Thành ủy Hà Nội Tại đây thì nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện chuyển đổi số như sau:

(1) Phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số

Công an quận, phòng Văn hóa và Thông tin, phòng Kinh tế chủ trì theo lĩnh vực của từng đơn vị phối hợp với các phòng, ban, đơn vị và UBND các phường tham mưu thực hiện:

- Triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn một cách đồng bộ và hiệu quả.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tạo nền móng thực hiện chuyển đổi số toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự gắn kết và tăng hiệu quả tương tác, giao tiếp giữa cán bộ, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân.

- Thúc đẩy mạnh mẽ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo về kinh doanh trên nền tảng số, hệ thống trực tuyến, dịch vụ trực tuyến, tạo môi trường phát triển kinh tế trên Internet và các loại hình kinh doanh mới.

(2) Phát triển nhân lực số

Phòng Nội vụ, phòng Văn hóa và Thông tin, phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì theo lĩnh vực của từng đơn vị phối hợp với các phòng, ban, đơn vị và UBND các phường tham mưu thực hiện:

- Triển khai các chương trình đào tạo, đào tạo lại về chuyển đổi số, an ninh, an toàn thông tin mạng và tính riêng tư trên mạng cho người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước của quận; phối hợp đào tạo, tập huấn kiến thức về kinh tế số, kỹ năng ứng dụng công nghệ số cho người dân và doanh nghiệp, ưu tiên triển khai đào tạo, tập huấn thông qua các nền tảng dạy và học trực tuyến. Đẩy mạnh triển khai Chương trình thông qua các nền tảng dạy và học về kỹ năng số và STEM/STEAM trong giáo dục tiểu học và phổ thông.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công nghệ thông tin hiện có, tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các khóa học đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu để trở thành lực lượng nòng cốt tham mưu cho chính quyền các cấp của Quận về chuyển đổi số.

(3) Tăng cường hợp tác, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số

Văn phòng HĐND và UBND quận, phòng Văn hóa và Thông tin chủ trì theo lĩnh vực của từng đơn vị phối hợp với các phòng, ban, đơn vị và UBND các phường tham mưu thực hiện:

- Tăng cường trao đổi, hợp tác, học tập kinh nghiệm các địa phương. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, khai thác, phát huy tối đa tài nguyên chất xám, nguồn lực trí tuệ của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ trí thức đang sống và làm việc trên địa bàn quận để phục vụ quá trình chuyển đổi số.

- Tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo, diễn đàn thành phố về chuyển đổi số; tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao các công nghệ mới, mô hình mới.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia có mục tiêu cơ bản đến năm 2025 là gì?

Theo quy định tại Mục 2 Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 quy định mục tiêu cơ bản của chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 bao gồm các nội dung như sau:

(1) Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động

- 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;

- 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ;

- 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội;

- 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;

- Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

(2) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

- Kinh tế số chiếm 20% GDP;

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;

- Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%;

- Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI);

- Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI);

- Việt Nam thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).

(3) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã;

- Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh;

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%;

- Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Áp thấp nhiệt đới là gì? Nội dung tin dự báo diễn biến áp thấp nhiệt đới gồm những thông tin gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ thị 30–CT/TU của Thành ủy Hà Nội, gia đình có vai trò gì trong việc khôi phục, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ đề ra việc thúc đẩy mạnh mẽ quá trình nào trong phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Chỉ thị 30–CT/TU của Thành ủy Hà Nội, xác định việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch Dương Tháng 8 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 8 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 15-NQ/TW đề ra việc xây dựng hệ sinh thái nào trong chiến lược phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị quyết 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội, vai trò của tổ chức sử dụng lao động trong việc triển khai các nền tảng quốc gia về lao động, việc làm và an sinh xã hội là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 18-NQ/TU 2022 của Thành ủy Hà Nội, tăng cường triển khai các chương trình đào tạo, đào tạo lại kỹ năng nào cho người đứng đầu, CBCCVC, người lao động trong cơ quan nhà nước của Thành phố?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 18-NQ/TU 2022 của Thành ủy Hà Nội, việc tiên phong thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ được thực hiện trong các cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 18-NQ/TU 2022 của Thành ủy Hà Nội, việc triển khai mô hình Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm đối với các sản phẩm của Thành phố nhằm mục đích gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Tạ Thị Thanh Thảo
93 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào