Quyết định 768/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ xác định những tỉnh, thành phố nào có vị trí trung tâm của Vùng Thủ đô Hà Nội?
- Phạm vi Vùng Thủ đô Hà Nội gồm các tỉnh thành nào?
- Quyết định 768/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ xác định những tỉnh, thành phố nào có vị trí trung tâm của Vùng Thủ đô Hà Nội?
- Đặc điểm tốc độ và tỉ lệ đô thị hóa cao, vị trí trung tâm của Thủ đô Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh theo Quyết định 768 năm 2016?
Phạm vi Vùng Thủ đô Hà Nội gồm các tỉnh thành nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 quy định phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:
Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:
[...]
2. Phạm vi, quy mô
Phạm vi Vùng Thủ đô Hà Nội gồm toàn bộ ranh giới của Thủ đô Hà Nội và 09 tỉnh xung quanh là Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang (trong đó Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang là 03 tỉnh được mở rộng so với Quyết định số 490/2008/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ). Tổng diện tích toàn vùng Khoảng 24.314,7 km2.
[...]
Theo đó, Vùng thủ đô Hà Nội gồm Thủ đô Hà Nội và 09 tỉnh xung quanh như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang.
Quyết định 768/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ xác định những tỉnh, thành phố nào có vị trí trung tâm của Vùng Thủ đô Hà Nội? (Hình từ Internet)
Quyết định 768/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ xác định những tỉnh, thành phố nào có vị trí trung tâm của Vùng Thủ đô Hà Nội?
Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 1 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 quy định như sau:
Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:
[...]
5. Định hướng phát triển không gian vùng
a) Định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong Vùng
Trên cơ sở vị trí, vai trò, Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các tỉnh trong Vùng tạo thành các mối liên kết với những đặc trưng và lợi thế riêng, chia sẻ chức năng, hỗ trợ phát triển để khai thác tối đa và hiệu quả các tiềm năng, động lực của các địa phương trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh và toàn Vùng.
- Thủ đô Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh, là các địa phương có tốc độ và tỉ lệ đô thị hóa cao; có vị trí trung tâm của toàn Vùng trên cơ sở vị thế của Thủ đô Hà Nội với các vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của quốc gia, trong đó nổi bật là các thế mạnh về công nghiệp, đào tạo, nguồn nhân lực và các Điều kiện hạ tầng; các chức năng cấp vùng, quốc gia và quốc tế được tăng cường thông qua việc thiết lập các trung tâm tài chính - thương mại, nghiên cứu - phát minh khoa học, hội nghị hội thảo, thể dục thể thao, không gian di sản và du lịch quốc tế...
[...]
Như vậy, Quyết định 768/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ xác định những tỉnh, thành phố có vị trí trung tâm của Vùng Thủ đô Hà Nội là Thủ đô Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Bắc Ninh.
Đặc điểm tốc độ và tỉ lệ đô thị hóa cao, vị trí trung tâm của Thủ đô Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh theo Quyết định 768 năm 2016?
Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 1 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 quy định đặc điểm của Thủ đô Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh như sau:
- Hà Nội với vị thế Thủ đô, trung tâm đầu não chính trị, hành chính của quốc gia; là trung tâm văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước;
Là một trong những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Phát huy vai trò là trung tâm động lực chính, đầu mối liên kết quản lý, kinh doanh, nghiên cứu và phát triển kinh tế - xã hội, tập trung hình thành các trung tâm thương mại tài chính lớn của quốc gia (Trung tâm tài chính Bắc Sông Hồng; Trung tâm hội chợ;
Trung tâm hành chính, thương mại, văn hóa Tây Hồ Tây...), các khu nghiên cứu - đào tạo công nghệ cao (Khu công nghệ cao Hòa Lạc; Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc...); Trung tâm văn hóa - lịch sử lớn (Hoàng Thành Thăng Long; Vườn Quốc gia Ba Vì...); đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa của Thủ đô Khoảng từ 65 - 70%.
- Vĩnh Phúc phát triển kinh tế tổng hợp về công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp sinh thái gắn với các đầu mối giao thông quan trọng của khu vực phía Bắc và cả nước;
Tăng cường phát triển các chức năng về thương mại, trung chuyển hàng hóa (logistics tại Bình Xuyên, Tân Tiến - Vĩnh Tường...), du lịch sinh thái nghỉ dưỡng (Tam Đảo - Tây Thiên, Tam Đảo 2, Đại Lải, Đầm Vạc, hồ Sáu Vó, Vân Trục...), y tế và đào tạo chất lượng cao (Khu đô thị đại học Vĩnh Phúc)...; đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa Khoảng từ 63 - 68%.
- Bắc Ninh phát triển kinh tế tổng hợp về dịch vụ, du lịch văn hóa, công nghiệp, tập trung vào kinh tế tri thức (giáo dục - đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ), trung tâm y tế - nghỉ dưỡng của Vùng;
Tăng cường phát triển các chức năng về thương mại (Trung tâm thương mại Bắc Ninh, logistics cấp Vùng...), du lịch văn hóa - lịch sử (thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn, chùa Phật Tích, núi Dạm, hành lang sông Cầu...), đào tạo công nghệ cao (Yên Phong)...; đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa Khoảng từ 55 - 60%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Link dự thi Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh năm 2024?
- Đối tượng kê khai tài sản theo Nghị định 130?
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn 2024 vào ngày nào? Lễ Tạ ơn ở Việt Nam có phải là ngày lễ lớn?
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?