Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng vụ án dân sự hoặc bị thay đổi trong những trường hợp nào?

Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng vụ án dân sự hoặc bị thay đổi trong những trường hợp nào? Ai có thẩm quyền thay đổi Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa dân sự?

Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng vụ án dân sự hoặc bị thay đổi trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 54 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thay đổi Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên như sau:

Điều 54. Thay đổi Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên
Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.
2. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
3. Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.

Như vậy, Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng vụ án dân sự hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

[1] Thuộc một trong những trường hợp sau:

- Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.

- Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.

- Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

[2] Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

[3] Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.

Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp nào?

Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng vụ án dân sự hoặc bị thay đổi trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền thay đổi Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa dân sự?

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 47 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án như sau:

Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án
1. Chánh án Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức công tác giải quyết vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án; bảo đảm thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
b) Quyết định phân công Thẩm phán thụ lý vụ việc dân sự, Thẩm phán giải quyết vụ việc dân sự, Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử vụ án dân sự; quyết định phân công Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ việc dân sự bảo đảm đúng nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này;
c) Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa;
d) Quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên tòa;
đ) Ra quyết định và tiến hành hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật này;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật này;
[...]

Theo quy định nêu trên, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền thay đổi Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa dân sự.

Thư ký Tòa án trong vụ án dân sự có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Căn cứ theo Điều 51 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án như sau:

Điều 51. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án
Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên tòa.
2. Phổ biến nội quy phiên tòa.
3. Kiểm tra và báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa.
4. Ghi biên bản phiên tòa, phiên họp, biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng.
5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật này.

Như vậy, khi được Chánh án Tòa án phân công, Thư ký Tòa án trong vụ án dân sự có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên tòa.

- Phổ biến nội quy phiên tòa.

- Kiểm tra và báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa.

- Ghi biên bản phiên tòa, phiên họp, biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng.

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Thư ký tòa án
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thư ký tòa án
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp đã tiếp nhận hồ sơ thi vào ngạch Thư ký Tòa án trước ngày 01/01/2025 thì việc xem xét, bổ nhiệm vào ngạch sẽ áp dụng theo quy định nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng vụ án dân sự hoặc bị thay đổi trong những trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thư ký Tòa án được đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thư ký toà án thuộc Toà án quân sự các cấp được hưởng phụ cấp đặc thù bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thư ký tòa án là gì? Thư ký tòa án có được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thư ký tòa án nhân dân cấp tỉnh là công chức hay viên chức trong hệ thống Tòa án nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ trình đề nghị thi nâng ngạch Thư ký Tòa án mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu ngạch Thư ký Tòa án?
Hỏi đáp Pháp luật
Thư ký tòa án có được cấp phát trang phục khi đi làm hay không? Thư ký tòa án được sử dụng lễ phục trong những trường hợp nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thay đổi thư ký tòa án
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thư ký tòa án
Nguyễn Tuấn Kiệt
416 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào