Những hoạt động trong Lễ Quốc tang: Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng?
Những hoạt động trong Lễ Quốc tang: Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng?
Quy định việc tổ chức Lễ Quốc tang được thực hiện theo Nghị định 105/2012/NĐ-CP. Theo đó, các lễ trong Lễ Quốc tang:
- Lễ viếng (Điều 13, Điều 14 Nghị định 105/2012/NĐ-CP)
- Lễ truy điệu (Điều 16 Nghị định 105/2012/NĐ-CP)
- Lễ đưa tang (Điều 17 Nghị định 105/2012/NĐ-CP)
- Lễ an táng (Điều 11 Nghị định 105/2012/NĐ-CP)
- Lễ hạ huyệt (Điều 19 Nghị định 105/2012/NĐ-CP)
(1) Lễ viếng
- Ban Tổ chức Lễ tang sắp xếp các đoàn vào viếng theo đội hình như sau: 02 (hai) chiến sĩ khiêng vòng hoa đi đầu, tiếp theo là Trưởng đoàn, phía sau bên phải Trưởng đoàn là sĩ quan dẫn viếng, các thành viên trong đoàn viếng đi theo hai hàng dọc.
- Ban Tổ chức Lễ tang tổ chức đón và xếp các đoàn đại biểu nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan, cá nhân nước ngoài khác có nguyện vọng đến viếng và ghi sổ tang.
- Sau khi viếng, Trưởng đoàn ghi sổ tang.
- Trong quá trình viếng, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”.
(2) Lễ truy điệu
- Thành phần dự Lễ truy điệu gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.
- Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu: Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài); Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đứng phía bên phải phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài); Các đoàn đại biểu Bộ, Ban, ngành, đối tượng khác, lực lượng túc trực và đội quân nhạc đứng theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang.
- Chương trình Lễ truy điệu
+ Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu;
+ Quân nhạc cử Quốc ca;
+ Trưởng ban Lễ tang Nhà nước đọc lời điếu và tuyên bố phút mặc niệm;
+ Khi mặc niệm, quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”;
+ Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố kết thúc Lễ truy điệu.
- Cùng thời gian diễn ra Lễ truy điệu ở Trung ương, lãnh đạo địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần tổ chức Lễ truy điệu tại địa phương.
(3) Lễ đưa tang
- Thành phần dự Lễ đưa tang gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.
- Khi chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang và từ xe tang vào phần mộ có 01 (một) sĩ quan mang ảnh, 01 (một) sĩ quan mang gối Huân chương và 01 (một) sĩ quan quấn cờ mang cờ đi trước linh cữu; đội công tác gồm 01 (một) sĩ quan và 12 (mười hai) chiến sĩ chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang, từ xe tang vào phần mộ; Trưởng ban, Phó Trưởng ban Lễ tang Nhà nước cùng khiêng linh cữu (phía đầu linh cữu); gia đình và các thành viên khác đi phía sau linh cữu.
(4) Lễ an táng
An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội; Nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh hoặc hỏa táng, điện táng, an táng tại quê hương hay nghĩa trang địa phương khác theo nguyện vọng của gia đình.
(5) Lễ hạ huyệt
- Sau khi đội công tác di chuyển linh cữu vào vị trí phần mộ, Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ hạ huyệt.
- Đội công tác làm nhiệm vụ hạ huyệt.
- Trưởng ban Tổ chức Lễ tang mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gia đình bỏ nắm đất đầu tiên và đi quanh phần mộ để vĩnh biệt.
- Đội công tác tiếp tục hoàn chỉnh phần mộ.
- Trong khi tiến hành Lễ hạ huyệt và lấp mộ, quân nhạc cử nhạc “Hành khúc tang lễ”.
- Sau khi lấp mộ xong, Ban Tổ chức Lễ tang dành một phút mặc niệm tiễn biệt người từ trần.
Những hoạt động trong Lễ Quốc tang: Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng? (Hình từ Internet)
Lễ Quốc tang được tổ chức ở đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về nơi tổ chức Lễ Quốc tang và nơi an táng như sau:
Điều 11. Nơi tổ chức Lễ Quốc tang và nơi an táng
1. Lễ Quốc tang tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (nếu tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh).
[...]
Theo đó, Lễ Quốc tang được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (nếu tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh).
Ban Tổ chức Lễ tang gồm tối đa bao nhiêu người?
Tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang như sau:
Điều 7. Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang
[...]
2. Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, gồm từ 15 (mười lăm) đến 20 (hai mươi) thành viên đại diện cho các Bộ, ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình người từ trần,
a) Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ giúp cho Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định này;
b) Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một Phó Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, gồm từ 15 - 20 thành viên đại diện cho các Bộ, ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình người từ trần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?