Hạn mức giao dịch qua ví điện tử tối đa là bao nhiêu? Hồ sơ mở ví điện tử gồm những gì?
Hạn mức giao dịch qua ví điện tử tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Thông tư 40/2024/TT-NHNN quy định về hạn mức giao dịch qua ví điện tử như sau:
Điều 26. Hạn mức giao dịch qua ví điện tử
1. Tổng hạn mức giao dịch qua các ví điện tử cá nhân của 01 khách hàng tại 01 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử (bao gồm giao dịch chuyển tiền và thanh toán theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 25 Thông tư này) tối đa là 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong một tháng.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với:
a) Ví điện tử cá nhân của người có ký hợp đồng hoặc thỏa thuận làm đơn vị chấp nhận thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử;
b) Các giao dịch thanh toán: Thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; điện; nước; viễn thông; các loại phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện giao thông đường bộ; học phí; viện phí; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phí bảo hiểm theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm; chi trả các khoản nợ đến hạn, quá hạn, lãi và các chi phí phát sinh cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
[...]
Như vậy, từ ngày 17/7/2024, tổng hạn mức giao dịch qua các ví điện tử cá nhân của 01 khách hàng tại 01 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử tối đa là 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong một tháng, bao gồm cả giao dịch chuyển tiền và thanh toán, cụ thể:
- Rút tiền ra khỏi ví điện tử về tài khoản đồng Việt Nam của chủ ví điện tử tại ngân hàng liên kết;
- Chuyển tiền đến tài khoản đồng Việt Nam mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Thông tư 40/2024/TT-NHNN
- Chuyển tiền đến ví điện tử khác trong cùng hệ thống (do một tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử mở);
- Chuyển tiền đến ví điện tử khác ngoài hệ thống (do tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử khác mở);
- Thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ; nộp phí, lệ phí cho các dịch vụ công hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Hạn mức giao dịch qua ví điện tử tối đa là bao nhiêu? Hồ sơ mở ví điện tử gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ mở ví điện tử gồm những gì?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 40/2024/TT-NHNN quy định về hồ sơ mở ví điện tử như sau:
Điều 18. Hồ sơ mở ví điện tử
1. Hồ sơ mở ví điện tử bao gồm các tài liệu, thông tin, dữ liệu sau:
a) Thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử theo quy định tại Điều 19 Thông tư này;
b) Các tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
[...]
Như vậy, hồ sơ mở ví điện tử bao gồm các tài liệu, thông tin, dữ liệu sau:
- Thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử
- Các tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng, cụ thể:
+ Tài liệu, thông tin, dữ liệu về giấy tờ tùy thân của khách hàng:
++ Trường hợp khách hàng cá nhân là công dân Việt Nam: thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước hoặc căn cước điện tử (thông qua việc truy cập vào tài khoản định danh điện tử mức độ 02) hoặc chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh đối với người dưới 14 tuổi;
++ Trường hợp khách hàng cá nhân là người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch: giấy chứng nhận căn cước;
++ Trường hợp khách hàng cá nhân là người nước ngoài:
++ Hộ chiếu, đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải có thêm thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ có giá trị thay thị thực hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh; hoặc
++ Danh tính điện tử (thông qua việc truy cập vào tài khoản định danh điện tử mức độ 02).
+ Tài liệu, thông tin, dữ liệu của khách hàng tổ chức: các tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022; bao gồm các tài liệu, thông tin, dữ liệu của người đại diện hợp pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 40/2024/TT-NHNN
04 biện pháp đảm bảo an toàn khi cung ứng dịch vụ ví điện tử cho khách hàng từ 17/72024?
Căn cứ Điều 29 Thông tư 40/2024/TT-NHNN quy định các biện pháp đảm bảo an toàn khi cung ứng dịch vụ ví điện tử cho khách hàng bao gồm:
- Ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng hợp tác, các bên liên quan phù hợp với nội dung Giấy phép đã được Ngân hàng Nhà nước cấp và quy định tại Thông tư 40/2024/TT-NHNN
- Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 Thông tư 40/2024/TT-NHNN
- Phối hợp với ngân hàng hợp tác có cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán đối với dịch vụ ví điện tử tuân thủ quy định tại Điều 27 Thông tư 40/2024/TT-NHNN
- Ban hành quy định nội bộ về các biện pháp xử lý để ngăn chặn khách hàng sử dụng ví điện tử khi chưa liên kết hoặc không còn liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ của chính khách hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?