05 biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu mới nhất là gì?

Khu vực trọng yếu thuộc đối tượng cảnh vệ được quy định như thế nào? 05 biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu mới nhất là gì? Đối tượng cảnh vệ là người có quyền và trách nhiệm như thế nào?

Khu vực trọng yếu thuộc đối tượng cảnh vệ được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 10 Luật Cảnh vệ 2017 quy đinh khu vực trọng yếu thuộc đối tượng cảnh vệ bao gồm như sau:

Điều 10. Đối tượng cảnh vệ
[...]
3. Khu vực trọng yếu bao gồm:
a) Khu vực làm việc của Trung ương Đảng;
b) Khu vực làm việc của Chủ tịch nước;
c) Khu vực làm việc của Quốc hội;
d) Khu vực làm việc của Chính phủ;
đ) Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bảo tàng Hồ Chí Minh; Khu di tích Phủ Chủ tịch; Quảng trường Ba Đình; Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại đường Bắc Sơn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
e) Bộ trưởng Bộ Công an quy định phạm vi cảnh vệ khu vực trọng yếu tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này.
[...]

Như vậy, khu vực trọng yếu thuộc đối tượng cảnh vệ được quy định bao gồm:

- Khu vực làm việc của Trung ương Đảng;

- Khu vực làm việc của Chủ tịch nước;

- Khu vực làm việc của Quốc hội;

- Khu vực làm việc của Chính phủ;

- Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bảo tàng Hồ Chí Minh; Khu di tích Phủ Chủ tịch; Quảng trường Ba Đình; Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại đường Bắc Sơn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;

- Bộ trưởng Bộ Công an quy định phạm vi cảnh vệ khu vực trọng yếu tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 10 Luật Cảnh vệ 2017.

05 biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu mới nhất là gì?

05 biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu mới nhất là gì? (Hình từ Internet)

05 biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu mới nhất là gì?

Căn cứ theo Điều 13 Luật Cảnh vệ 2017 sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024 quy định biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu như sau:

Điều 13. Biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu
1. Vũ trang tuần tra, canh gác.
2. Kiểm tra, kiểm soát người, đồ vật và phương tiện ra, vào khu vực.
3. Kiểm tra an ninh, an toàn.
4. Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết các biện pháp cảnh vệ quy định tại Điều này.

Như vậy, 05 biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu mới nhất là:

- Vũ trang tuần tra, canh gác.

- Kiểm tra, kiểm soát người, đồ vật và phương tiện ra, vào khu vực.

- Kiểm tra an ninh, an toàn.

- Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.

- Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết các biện pháp cảnh vệ quy định tại Điều 13 Luật Cảnh vệ 2017.

Đối tượng cảnh vệ là người có quyền và trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ theo Điều 15 Luật Cảnh vệ 2017 sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024 như sau:

Điều 15. Quyền và trách nhiệm của người là đối tượng cảnh vệ
Người là đối tượng cảnh vệ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 của Luật này có quyền và trách nhiệm sau đây:
1. Có quyền yêu cầu lực lượng Cảnh vệ thực hiện biện pháp, chế độ cảnh vệ theo quy định của Luật này;
2. Có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về biện pháp, chế độ cảnh vệ theo quy định của Luật này.

Như vậy, đối tượng cảnh vệ là người có quyền và trách nhiệm như sau:

- Có quyền yêu cầu lực lượng Cảnh vệ thực hiện biện pháp, chế độ cảnh vệ theo quy định của Luật Cảnh vệ 2017;

- Có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về biện pháp, chế độ cảnh vệ theo quy định của Luật Cảnh vệ 2017.

Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ có nghĩa vụ, trách nhiệm như thế nào đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Căn cứ theo Điều 19 Luật Cảnh vệ 2017 quy định cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ có nghĩa vụ, trách nhiệm như sau:

- Tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ.

- Tuyệt đối giữ bí mật về công tác cảnh vệ, thực hiện nghiêm biện pháp cảnh vệ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Thường xuyên học tập nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định của mình khi thực hiện công tác cảnh vệ.

Lưu ý: Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

Đối tượng cảnh vệ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đối tượng cảnh vệ
Hỏi đáp Pháp luật
05 biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu mới nhất là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng cảnh vệ gồm những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất bổ sung 03 đối tượng cảnh vệ trong Dự thảo sửa đổi Luật Cảnh vệ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đối tượng cảnh vệ
Lê Nguyễn Minh Thy
40 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đối tượng cảnh vệ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào