Các biện pháp đảm bảo an toàn qua ví điện tử cho khách hàng?

Các biện pháp đảm bảo an toàn qua ví điện tử cho khách hàng? Quy định về sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử như thế nào?

Các biện pháp đảm bảo an toàn qua ví điện tử cho khách hàng?

Căn cứ Điều 29 Thông tư 40/2024/TT-NHNN quy định như sau:

Điều 29. Các biện pháp đảm bảo an toàn khi cung ứng dịch vụ ví điện tử cho khách hàng
Trước khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ phải:
1. Ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng hợp tác, các bên liên quan phù hợp với nội dung Giấy phép đã được Ngân hàng Nhà nước cấp và quy định tại Thông tư này.
2. Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 Thông tư này.
3. Phối hợp với ngân hàng hợp tác có cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán đối với dịch vụ ví điện tử tuân thủ quy định tại Điều 27 Thông tư này.
4. Ban hành quy định nội bộ về các biện pháp xử lý để ngăn chặn khách hàng sử dụng ví điện tử khi chưa liên kết hoặc không còn liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ của chính khách hàng.

Như vậy, các biện pháp đảm bảo an toàn khi cung ứng dịch vụ ví điện tử cho khách hàng như sau:

Trước khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ phải:

- Ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng hợp tác, các bên liên quan phù hợp với nội dung Giấy phép đã được Ngân hàng Nhà nước cấp và quy định tại Thông tư 40/2024/TT-NHNN.

- Thực hiện các nội dung đảm bảo an toàn trong cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán quy định tại Điều 9 Thông tư 40/2024/TT-NHNN.

- Phối hợp với ngân hàng hợp tác có cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán đối với dịch vụ ví điện tử tuân thủ quy định sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử tại Điều 27 Thông tư 40/2024/TT-NHNN.

- Ban hành quy định nội bộ về các biện pháp xử lý để ngăn chặn khách hàng sử dụng ví điện tử khi chưa liên kết hoặc không còn liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ của chính khách hàng.

Các biện pháp đảm bảo an toàn qua ví điện tử cho khách hàng năm 2024?

Các biện pháp đảm bảo an toàn qua ví điện tử cho khách hàng năm 2024? (Hình từ Internet)

Quy định về sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử như thế nào?

Theo Điều 27 Thông tư 40/2024/TT-NHNN quy định về sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử như sau:

- Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải đảm bảo duy trì tổng số dư trên tất cả các tài khoản đâm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử mở tại các ngân hàng hợp tác không thấp hơn tổng số dư tất cả các ví điện tử đã phát hành cho khách hàng tại cùng một thời điểm.

- Trường hợp đồng thời cung ứng dịch vụ ví điện tử và dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo:

+ Tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử không được sử dụng chung với tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ và phải tách bạch với các tài khoản thanh toán khác tại ngân hàng hợp tác;

+ Việc sử dụng (ghi nợ/ghi có) tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử phải tách bạch với việc sử dụng (ghi nợ/ghi có) tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ.

- Tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử chỉ được sử dụng vào việc:

+ Chuyển tiền đến tài khoản đồng Việt Nam của chủ ví điện tử tại ngân hàng liên kết (cho việc sử dụng ví điện tử quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Thông tư 40/2024/TT-NHNN);

+ Chuyển tiền đến tài khoản đồng Việt Nam tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (cho việc sử dụng ví điện tử quy định tại điểm b khoản 2 Điều 25 Thông tư 40/2024/TT-NHNN);

+ Chuyển tiền đến tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử của chính tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử đó mở tại ngân hàng hợp tác;

+ Chuyển tiền đến tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử khác;

+ Thanh toán vào tài khoản thanh toán của đơn vị chấp nhận thanh toán, đơn vị cung ứng dịch vụ công tương ứng với giao dịch sử dụng ví điện tử để thanh toán theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 25 Thông tư 40/2024/TT-NHNN;

+ Hoàn trả tiền cho chủ ví điện tử trong trường hợp sử dụng ví điện tử theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Thông tư 40/2024/TT-NHNN.

+ Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử được rút tiền phí mà các bên khấu trừ từ tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử trong trường hợp các bên liên quan khấu trừ trực tiếp tiền phí dịch vụ trên ví điện tử. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử thỏa thuận với ngân hàng hợp tác về biện pháp chứng minh, đảm bảo số tiền rút từ tài khoản đảm bảo thanh toán là số tiền phí được các bên khấu trừ trong giao dịch ví điện tử.

Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải ban hành các quy trình nội bộ liên quan đến dịch vụ trung gian thanh toán tối thiểu bao gồm các quy trình nào?

Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 40/2024/TT-NHNN quy định tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải ban hành các quy trình nội bộ liên quan đến dịch vụ trung gian thanh toán tối thiểu bao gồm các quy trình:

- Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật của dịch vụ trung gian thanh toán, tối thiểu bao gồm các nội dung sau: tên dịch vụ; phạm vi cung ứng; đối tượng khách hàng; điều kiện sử dụng; sơ đồ và diễn giải các bước thực hiện nghiệp vụ; quy trình dòng tiền từ lúc khởi tạo giao dịch đến lúc quyết toán nghĩa vụ giữa các bên liên quan đối với dịch vụ ví điện tử và dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ;

- Quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ, trong đó có các nội dung bao gồm: mục đích; yêu cầu; trình tự thực hiện; trách nhiệm của bộ phận liên quan;

- Quy trình quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật, bao gồm:

+ Các nội dung đảm bảo tuân thủ quy định quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật đảm bảo tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động ngân hàng điện tử;

+ Các nội dung đảm bảo tuân thủ quy định về việc lập, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng;

+ Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra và các biện pháp quản lý rủi ro tương ứng trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

+ Xây dựng quy trình nội bộ về chính sách, biện pháp xử lý rủi ro cụ thể;

- Các nguyên tắc chung và quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt bao gồm:

+ Các nguyên tắc chung về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;

+ Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;

- Quy trình và thủ tục giải quyết yêu cầu tra soát, khiếu nại, tranh chấp tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và phải quy định rõ các nội dung sau:

+ Quy định về việc giải quyết hoặc trả lời các khiếu nại, tra soát của khách hàng, trong đó thể hiện rõ: các kênh tiếp nhận, bộ phận tiếp nhận, các bước hướng dẫn khách hàng khiếu nại, khâu xử lý khiếu nại trong nội bộ tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và khi phải phối hợp với các đơn vị liên quan;

+ Quy trình, thủ tục, trách nhiệm cụ thể của từng bên liên quan, thời gian thực hiện từng bước và kết quả trả lại cho khách hàng khiếu nại;

- Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế:

Quy định nội bộ về tiêu chuẩn lựa chọn hệ thống thanh toán quốc tế để kết nối thực hiện chuyển mạch tài chính các giao dịch thanh toán quốc tế; quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ với các biện pháp quản lý rủi ro đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế.

Ví điện tử
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ví điện tử
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký ví điện tử trên VNEID chi tiết, đơn giản 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Các biện pháp đảm bảo an toàn qua ví điện tử cho khách hàng?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn mức giao dịch qua ví điện tử tối đa là bao nhiêu? Hồ sơ mở ví điện tử gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn trình tự, thủ tục mở ví điện tử từ ngày 01/10/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
06 trường hợp chủ ví điện tử được hoàn trả tiền từ ngày 17/7/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ví điện tử
Tạ Thị Thanh Thảo
179 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào