Điểm sàn xét tuyển Học viện Ngoại giao năm 2024 là bao nhiêu?

Điểm sàn xét tuyển Học viện Ngoại giao năm 2024? Thành viên hội đồng trường của trường đại học công lập gồm những ai?

Điểm sàn xét tuyển Học viện Ngoại giao năm 2024 là bao nhiêu?

Căn cứ theo Đề án tuyển sinh năm 2024 Tại đây, Học viện Ngoại giao tuyển sinh hệ đại học chính quy theo 04 phương thức xét tuyển gồm:

- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Phương thức 2: Xét tuyển sớm dựa trên Kết quả học tập THPT.

- Phương thức 3: Xét tuyển sớm dựa trên Kết quả Phỏng vấn.

- Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Ngày 21/7/2024, Học viện Ngoại giao đã công bố ngưỡng điểm sàn xét tuyển cho tất cả các ngành đào tạo theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024, cụ thể như sau:

STT

Mã tổ hợp

Điểm sàn xét tuyển

1

A00; D03; D04; D06

21.5 điểm

2

A01; D01; D07

22.5 điểm

3

C00

23.5 điểm

Lưu ý: Điểm sàn xét tuyển trên được xác định dựa trên tổng điểm của 03 môn trong tổ hợp xét tuyển của Học viện trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa nhân hệ số và đã bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và đối tượng.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/22072024/hoc-vien-ngoai-giao%20(1).jpg

Điểm sàn xét tuyển Học viện Ngoại giao năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ ?Internet)

Cơ cấu tổ chức của trường đại học được quy định ra sao?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định như sau:

Điều 14. Cơ cấu tổ chức của trường đại học
1. Cơ cấu tổ chức của trường đại học bao gồm:
a) Hội đồng trường đại học, hội đồng học viện (sau đây gọi chung là hội đồng trường);
b) Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện (sau đây gọi chung là hiệu trưởng trường đại học); phó hiệu trưởng trường đại học, phó giám đốc học viện (sau đây gọi chung là phó hiệu trưởng trường đại học);
c) Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);
d) Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác;
đ) Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đại học.
2. Cơ cấu tổ chức cụ thể của trường đại học, mối quan hệ và mức độ tự chủ của đơn vị thuộc, trực thuộc trường đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học.

Như vậy, cơ cấu tổ chức của trường đại học bao gồm:

- Hội đồng trường đại học, hội đồng học viện (sau đây gọi chung là hội đồng trường).

- Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện (sau đây gọi chung là hiệu trưởng trường đại học); phó hiệu trưởng trường đại học, phó giám đốc học viện (sau đây gọi chung là phó hiệu trưởng trường đại học).

- Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có).

- Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác.

- Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đại học.

Thành viên hội đồng trường của trường đại học công lập gồm những ai?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, thành viên hội đồng trường của trường đại học công lập gồm các thành viên trong và ngoài trường đại học. Trong đó:

- Thành viên trong trường đại học gồm:

+ Thành viên đương nhiên bao gồm: bí thư cấp ủy, hiệu trưởng trường đại học, chủ tịch công đoàn và đại diện Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là người học của trường đại học.

+ Thành viên bầu bởi hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường đại học bao gồm: đại diện giảng viên chiếm tỷ lệ tối thiểu là 25% tổng số thành viên của hội đồng trường; đại diện viên chức và người lao động.

- Thành viên ngoài trường đại học bao gồm: đại diện của cơ quan quản lý có thẩm quyền; đại diện của cộng đồng xã hội do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường đại học bầu bao gồm nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà khoa học, doanh nhân, cựu sinh viên, đại diện đơn vị sử dụng lao động.

Tuyển sinh Đại học
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tuyển sinh Đại học
Hỏi đáp Pháp luật
Khối D07 gồm các môn nào? Những ngành nào xét tuyển khối D07?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm sàn xét tuyển Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khối B00 gồm những môn nào? Những ngành xét tuyển khối B00 gồm những ngành nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường Đại học Cần Thơ công bố điểm sàn xét tuyển năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm sàn Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm sàn Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm sàn xét tuyển Đại học Kinh tế TPHCM năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm sàn Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm sàn xét tuyển Đại học Y Dược - ĐHQGHN năm 2024 đối với phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm sàn xét tuyển Học viện Ngân hàng năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tuyển sinh Đại học
Nguyễn Thị Kim Linh
30 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tuyển sinh Đại học
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào