Mẫu Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn theo Nghị định 15?
Mẫu Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn theo Nghị định 15?
Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn theo Nghị định 15 là một trong những mẫu biểu quan trọng được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng có vai trò xác định năng lực chuyên môn của cá nhân, từ đó đánh giá và cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Mẫu Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn theo Nghị định 15 là mẫu số 05 quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Mẫu Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn theo Nghị định 15 như sau:
Tải Mẫu Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn theo Nghị định 15 tại đây. Tải về.
Mẫu Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn theo Nghị định 15? (Hình từ Internet)
Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như thế nào?
Theo quy định Điều 67 Nghị định 15/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 20 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP, chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:
[1] Khảo sát xây dựng:
- Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.
- Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.
[2] Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.
[3] Thiết kế xây dựng:
- Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều).
- Thiết kế cơ - điện công trình: chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt.
- Thiết kế cấp - thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp - thoát nước.
- Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;
- Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu - hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;
- Thiết kế xây dựng công trình cấp nước - thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;
- Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.
[4] Giám sát thi công xây dựng:
- Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;
- Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.
[5] Định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.
[6] Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.
Trường hợp nào không cần chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 17 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định cá nhân không cần phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng khi thực hiện các hoạt động xây dựng sau:
- Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình
- Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình; giám sát thi công nội thất công trình.
- Các hoạt động xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm b khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng 2014; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?