Theo Chỉ thị 30-CT/TU tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân Thủ đô như thế nào để phù hợp với truyền thống văn hiến của Thủ đô?
- Theo Chỉ thị 30-CT/TU tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân Thủ đô như thế nào để phù hợp với truyền thống văn hiến của Thủ đô?
- Vị trí, trách nhiệm, vai trò của Thủ đô Hà Nội được quy định ra sao?
- Các khu vực, di tích và di sản văn hóa nào phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Thủ đô?
Theo Chỉ thị 30-CT/TU tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân Thủ đô như thế nào để phù hợp với truyền thống văn hiến của Thủ đô?
Căn cứ tại Mục 3 Chỉ thị 30-CT/TU năm 2024 Tại đây của Thành ủy Hà Nội việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh đề cao nội dung như sau:
[...]
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô trong việc phát huy những phẩm chất của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, làm cho những giá trị đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các quan hệ xã hội, trong gia đình và từng người dân. Thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng, thực hiện giá trị, chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ mới, coi đây là một nguồn lực, động lực quan trọng trong chiến lược phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”. Tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân Thủ đô không ngừng nâng cao ý thức chấp hành, tôn trọng kỷ cương, pháp luật, xây dựng các quan hệ xã hội giàu tính nhân văn trên cơ sở phát huy những nét đẹp truyền thống; có nếp sống, hành vi ứng xử văn hóa mọi lúc, mọi nơi, trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội; kiến quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, lệch lạc trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, cổ súy cho lối sống, văn hóa ngoại lai không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, truyền thống văn hiến của Thủ đô,... Kịp thời tuyên dương, nhân rộng gương người tốt, việc tốt, các hành vi ứng xử đẹp của người dân Thủ đô. Linh hoạt, sáng tạo các hình thức tuyên truyền phù hợp với các nhóm đối tượng, đặc biệt chú trọng đến việc định hướng cho thế hệ trẻ Thủ đô nhất là trên môi trường không gian mạng và các ứng dụng trên nền tảng số nhằm tạo môi trường văn hóa lành mạnh, tích cực cho thế hệ trẻ.
[...]
Như vậy, tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân Thủ đô không ngừng nâng cao ý thức chấp hành, tôn trọng kỷ cương, pháp luật, xây dựng các quan hệ xã hội giàu tính nhân văn trên cơ sở phát huy những nét đẹp truyền thống;
Có nếp sống, hành vi ứng xử văn hóa mọi lúc, mọi nơi, trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội; kiến quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, lệch lạc trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, cổ súy cho lối sống, văn hóa ngoại lai không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, truyền thống văn hiến của Thủ đô,...
Theo Chỉ thị 30-CT/TU tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân Thủ đô như thế nào để phù hợp với truyền thống văn hiến của Thủ đô? (Hình từ Internet)
Vị trí, trách nhiệm, vai trò của Thủ đô Hà Nội được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Thủ đô 2012 quy định vị trí, vai trò của Thủ đô Hà Nội như sau:
- Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
- Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.
- Trụ sở cơ quan trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ đặt tại khu vực Ba Đình thành phố Hà Nội.
Đồng thời căn cứ Điều 5 Luật Thủ đô 2012 quy định trách nhiệm của Thủ đô được quy định như sau:
- Xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước.
- Bảo đảm an toàn, thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và cho việc tổ chức các chương trình, sự kiện quốc gia, quốc tế trên địa bàn Thủ đô.
- Chủ động phối hợp và hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước thông qua việc mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác cùng phát triển.
- Chủ động, tích cực mở rộng quan hệ, hợp tác hữu nghị với thủ đô các nước, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng, phát triển Thủ đô;
Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, nhân dân Thủ đô tham gia các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ.
Các khu vực, di tích và di sản văn hóa nào phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Thủ đô?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Luật Thủ đô 2012 quy định các khu vực, di tích và di sản văn hóa phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Thủ đô như sau:
- Khu vực Ba Đình;
- Di tích Phủ Chủ tịch; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh; Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Thành Cổ Loa; Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các di tích quốc gia đặc biệt khác trên địa bàn Thủ đô;
- Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây;
- Phố cổ, làng cổ và làng nghề truyền thống tiêu biểu;
- Biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954;
- Các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn văn dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động công tác tại các cơ sở y tế công lập?
- Lệ phí thi đánh giá tư duy TSA đợt 1 năm 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với Viên chức lý lịch tư pháp hạng 1 từ 15/01/2025?
- 06 biểu mẫu dùng trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ 1/1/2025?
- Vé số bị rách có lãnh thưởng được không? Trúng vé số lấy tiền ở đâu?