Theo Nghị quyết 18-NQ/TU năm 2022, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về hoàn thiện cơ chế, chính sách có nội dung đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng hiệu lực, hiệu quả thế nào?
- Theo Nghị quyết 18-NQ/TU năm 2022, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về hoàn thiện cơ chế, chính sách có nội dung đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng hiệu lực, hiệu quả thế nào?
- Đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thế nào?
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cụ thể ra sao?
Theo Nghị quyết 18-NQ/TU năm 2022, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về hoàn thiện cơ chế, chính sách có nội dung đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng hiệu lực, hiệu quả thế nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 3 Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU năm 2022 của Thành ủy Hà Nội Tại đây về chuyển đối số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP, TRỌNG TÂM
[...]
2. Thực hiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số Phòng Kinh tế, phòng Quản lý đô thị, phòng Văn hóa và Thông tin, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì theo lĩnh vực của từng đơn vị phối hợp với các phòng, ban, đơn vị và UBND các phường tham mưu thực hiện:
- Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp chính quyền về sự cần thiết, tính cấp bách phải chuyển đổi số, phải xem chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên để tập trung chỉ đạo, gắn với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Triển khai thực hiện các văn bản pháp quy về phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, triển khai các nhiệm vụ được giao theo kế hoạch xây dựng thành phố thông minh của Thành phố.
- Triển khai chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số, Internet và không gian mạng. Chú trọng thực hiện chính sách an sinh xã hội cho các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng tiêu cực của chuyển đổi số, tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng trên không gian số.
[...]
Như vậy, theo Nghị quyết 18-NQ/TU năm 2022, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về hoàn thiện cơ chế, chính sách có nội dung đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp chính quyền về sự cần thiết, tính cấp bách phải chuyển đổi số, phải xem chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên để tập trung chỉ đạo, gắn với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Xem chi tiết Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại địa bàn Hai Bà Trưng Tại đây
Theo Nghị quyết 18-NQ/TU năm 2022, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về hoàn thiện cơ chế, chính sách có nội dung đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng hiệu lực, hiệu quả thế nào? (Hình từ Internet)
Đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BNNPTNT quy định đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
- Tăng cường xây dựng và áp dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến liên thông, đồng bộ cấp tỉnh, huyện, xã; nâng cao dịch vụ phục vụ nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tăng cường thực hiện cải cách hành chính gắn với chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 - 4 ở cấp xã;
- Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin (mạng internet không dây (wifi) miễn phí khu vực trung tâm xã, các điểm sinh hoạt văn hóa ở cộng đồng, điểm du lịch nông thôn,…);
- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, điều hành các cấp (huyện, xã), đặc biệt là quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn và các lĩnh vực kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường;
- Tăng cường áp dụng công nghệ số trong công tác quản lý, tổ chức triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:
+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong tổ chức triển khai, thông tin truyền thông, đào tạo và tập huấn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đảm bảo đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương (tỉnh, huyện, xã).
+ Ứng dụng phần mềm quản lý trực tuyến trong công tác:
++ Lập kế hoạch, thẩm định, xét công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới;
++ Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;
++ Hỗ trợ công tác quản lý, giám sát và đánh giá, phân hạng, sản phẩm OCOP và du lịch nông thôn;
++ Giám sát chất lượng môi trường, quản lý các nguồn chất thải, chất ô nhiễm và cấp nước sạch nông thôn.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cụ thể ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BNNPTNT quy định tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Thực hiện theo các nội dung được quy định tại Quyết định 924/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025, các quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Trong đó, tập trung thực hiện các nội dung sau:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư;
- Đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên nền tảng công nghệ số: Các cổng thông tin điện tử (website), mạng xã hội, bản tin, chuyên đề, tài liệu; đẩy mạnh gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?
- Từ 01/01/2025, lệ phí cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe là bao nhiêu?
- violympic.vn đăng nhập vào thi trên hệ thống Violympic năm học 2024 - 2025?
- Tháng Giêng là tháng mấy? Tháng Giêng 2025 được nghỉ Tết chưa?
- 4 tháng 12 là ngày gì? 4/12/2024 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 12 2024 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ không?