Tài sản riêng của thuyền viên bị tổn thất do tàu biển bị tai nạn thì ai sẽ đứng ra bồi thường thiệt hại cho thuyền viên?
Chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm như sau:
Điều 3. Chức danh thuyền viên
1. Chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm: thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong (phó hai, phó ba), sỹ quan máy (máy ba, máy tư), thuyền phó hành khách, sỹ quan thông tin vô tuyến, sỹ quan kỹ thuật điện, sỹ quan an ninh tàu biển, sỹ quan máy lạnh, thủy thủ trưởng, thủy thủ phó, thủy thủ trực ca (AB, OS), thợ máy chính, thợ máy trực ca (AB, Oiler), thợ kỹ thuật điện, nhân viên thông tin vô tuyến, quản trị, bác sỹ hoặc nhân viên y tế, bếp trưởng, cấp dưỡng, nhân viên phục vụ, thợ máy lạnh, thợ bơm.
Tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng, chủ tàu bố trí các chức danh phù hợp với định biên của tàu.
2. Đối với các chức danh không quy định cụ thể tại khoản 1 Điều này, thì chủ tàu căn cứ vào điều kiện kỹ thuật và mục đích sử dụng của tàu để bố trí các chức danh và quy định nhiệm vụ theo chức danh đó.
Như vậy, chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm:
- Thuyền trưởng, đại phó,
- Máy trưởng, máy hai,
- Sỹ quan boong (phó hai, phó ba), sỹ quan máy (máy ba, máy tư), sỹ quan thông tin vô tuyến, sỹ quan kỹ thuật điện, sỹ quan an ninh tàu biển, sỹ quan máy lạnh,
- Thuyền phó hành khách,
- Thủy thủ trưởng, thủy thủ phó, thủy thủ trực ca (AB, OS),
- Thợ máy chính, thợ máy trực ca (AB, Oiler), thợ kỹ thuật điện,
- Nhân viên thông tin vô tuyến, quản trị,
- Bác sỹ hoặc nhân viên y tế,
- Bếp trưởng, cấp dưỡng, nhân viên phục vụ,
- Thợ máy lạnh, thợ bơm.
Tài sản riêng của thuyền viên bị tổn thất do tàu biển bị tai nạn thì ai sẽ đứng ra bồi thường thiệt hại cho thuyền viên? (Hình từ Internet)
Tài sản riêng của thuyền viên bị tổn thất do tàu biển bị tai nạn thì ai sẽ đứng ra bồi thường thiệt hại cho thuyền viên?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 61 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định thuyền viên được hưởng chế độ lao động và quyền lợi như sau:
Điều 61. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên
1. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trường hợp chủ tàu hoặc thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên phải rời tàu biển thì chủ tàu có trách nhiệm chu cấp mọi chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên hồi hương; trong trường hợp thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên rời tàu biển thì thuyền trưởng phải báo cáo chủ tàu.
3. Trường hợp tài sản riêng hợp pháp của thuyền viên bị tổn thất do tàu biển bị tai nạn thì chủ tàu phải bồi thường tài sản đó theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm giải quyết tai nạn. Thuyền viên có lỗi trực tiếp gây ra tai nạn làm tổn thất tài sản của mình thì không có quyền đòi bồi thường tài sản đó.
4. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài và của thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo hợp đồng lao động.
Như vậy, tài sản riêng của thuyền viên bị tổn thất do tàu biển bị tai nạn thì chủ tàu phải bồi thường tài sản đó theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm giải quyết tai nạn.
Trường hợp thuyền viên có lỗi trực tiếp gây ra tai nạn làm tổn thất tài sản của mình thì không có quyền đòi bồi thường tài sản đó.
Việc nghỉ bù, nghỉ ngơi, đi bờ và nghỉ phép của thuyền viên được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 48 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định nghỉ bù, nghỉ ngơi, đi bờ và nghỉ phép của thuyền viên như sau:
- Việc nghỉ bù, nghỉ ngơi và đi bờ của thuyền viên do thuyền trưởng quyết định, nhưng phải phù hợp với các quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Khi cần thiết thuyền trưởng có quyền chỉ định thuyền viên phải ở lại tàu để làm nhiệm vụ.
- Khi đi bờ hoặc trở lại tàu, thuyền viên phải báo cáo sỹ quan trực ca phụ trách.
- Khi tàu chuẩn bị rời cảng, thuyền viên phải có mặt ở tàu đúng giờ theo quy định của thuyền trưởng.
- Khi neo đậu trong vùng nước cảng biển, trên tàu luôn duy trì ít nhất 2/3 số lượng thuyền viên của tàu thuyền với các chức danh phù hợp, trong đó phải có thuyền trưởng hoặc đại phó và máy trưởng hoặc máy hai để điều động tàu thuyền hoặc xử lý các trường hợp khẩn cấp.
- Mỗi thuyền viên trước khi rời tàu để nghỉ phép hoặc chuyển tàu, chuyển đổi chức danh phải bàn giao cho người thay thế bằng biên bản có xác nhận của sỹ quan phụ trách liên quan về các nội dung sau đây:
+ Nhiệm vụ đang đảm nhiệm;
+ Máy móc, thiết bị, dụng cụ được phân công phụ trách và những lưu ý cần thiết;
+ Tài sản, đồ dùng của tàu đã được cấp phát để sử dụng, kể cả chìa khóa buồng ở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?