Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên nào?
Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 6 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Điều 6. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
[...]
4. Nhà thầu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 30% của nhau;
c) Nhà thầu không có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế;
d) Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc phần vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.
5. Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
a) Cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu;
b) Nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời thầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu; nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh.
[...]
Theo đó, nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau:
- Cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu.
- Nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời thầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu; nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh.
Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên nào? (Hình từ Internet)
Thông tin về lựa chọn nhà đầu tư trong hoạt động đấu thầu gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Điều 7. Thông tin về đấu thầu
[...]
2. Thông tin về lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:
a) Thông tin về dự án đầu tư kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này;
b) Thông báo mời quan tâm, hồ sơ mời quan tâm; kết quả mời quan tâm;
c) Thông báo mời thầu, hồ sơ mời thầu và các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có);
d) Kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
đ) Thông tin chủ yếu của hợp đồng;
e) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
g) Thông tin khác có liên quan.
[...]
Theo quy định trên, thông tin về lựa chọn nhà đầu tư trong hoạt động đấu thầu gồm những thông tin dưới đây:
- Thông tin về dự án đầu tư kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Đấu thầu 2023 bao gồm:
+ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có).
+ Tên dự án; mục tiêu; quy mô đầu tư; vốn đầu tư.
+ Địa điểm thực hiện dự án; hiện trạng sử dụng đất, diện tích khu đất thực hiện dự án; mục đích sử dụng đất; các chỉ tiêu quy hoạch được duyệt.
+ Thời hạn, tiến độ thực hiện dự án; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư hoặc phân chia dự án thành phần (nếu có); tiến độ thực hiện dự án theo từng giai đoạn (nếu có).
+ Tên bên mời thầu; hình thức và phương thức lựa chọn nhà đầu tư; thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
+ Nội dung khác có liên quan.
- Thông báo mời quan tâm, hồ sơ mời quan tâm; kết quả mời quan tâm.
- Thông báo mời thầu, hồ sơ mời thầu và các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có).
- Kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
- Thông tin chủ yếu của hợp đồng.
- Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.
- Thông tin khác có liên quan.
Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu trong lựa chọn nhà đầu tư đấu thầu quốc tế là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 49 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Điều 49. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư
1. Đối với đấu thầu trong nước, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 45 ngày kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu đến ngày có thời điểm đóng thầu.
2. Đối với đấu thầu quốc tế, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 60 ngày kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu đến ngày có thời điểm đóng thầu.
3. Đối với các công việc khác ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người có thẩm quyền, bên mời thầu có trách nhiệm quyết định thời gian thực hiện trên cơ sở bảo đảm tiến độ thực hiện của dự án đầu tư kinh doanh.
Như vậy, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu trong lựa chọn nhà đầu tư đấu thầu quốc tế tối thiểu là 60 ngày kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu đến ngày có thời điểm đóng thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền sở hữu công nghiệp gồm các quyền nào?
- Từ 01/01/2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm có phải thi lại không?
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?