Nhiệm kỳ 2018-2023, số tổ tư vấn pháp luật tại cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
- Nhiệm kỳ 2018-2023, số tổ tư vấn pháp luật tại cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
- Tổ tư vấn pháp luật là một trong các hình thức tổ chức tư vấn pháp luật của công đoàn đúng không?
- Tổ tư vấn pháp luật được Công đoàn thành lập khi nào?
- Khi hoạt động tư vấn pháp luật, người làm công tác tư vấn pháp luật có các quyền nào?
Nhiệm kỳ 2018-2023, số tổ tư vấn pháp luật tại cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Theo Tiết 1.2 Tiểu mục 1 Mục 2 Phần thứ nhất Báo cáo của Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh trình Đại hội Công đoàn Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 12 Nhiệm kỳ 2023 – 2028 Tải về như sau:
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XI CÔNG ĐOÀN THÀNH PHỐ
1. Tập trung thực hiện nhiệm vụ đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ
1.1. Nhiệm vụ đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động được quan tâm thực hiện
[...]
Hệ thống tư vấn pháp luật của Công đoàn thành phố với đầu tàu là Trung tâm tư vấn pháp luật được sự tham gia, phối hợp của các chuyên gia, luật sư, luật gia, đội ngũ cán bộ công đoàn có kinh nghiệm, đã triển khai tương đối hiệu quả công tác phổ biến pháp luật, trực tiếp tư vấn, giải quyết các vướng mắc của đoàn viên, người lao động, hướng dẫn tập thể người lao động trong giải quyết tranh chấp, xử lý các tình huống pháp lý, tranh tụng tại tòa án (12). Việc khởi kiện doanh nghiệp mặc dù còn gặp những vướng mắc về pháp lý, song, một số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã mạnh dạn tiến hành và thu được những kết quả tích cực buộc doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo quy định pháp luật hoặc đưa đến những phán quyết có lợi cho công đoàn, người lao động (13).
[...]
(12) Có 30 tổ tư vấn pháp luật tại cơ sở; Đã tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho 37.137 lượt người lao động
[...]
Như vậy, nhiệm kỳ 2018-2023, số tổ tư vấn pháp luật tại cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh là 30 tổ tư vấn pháp luật tại cơ sở.
Nhiệm kỳ 2018-2023, số tổ tư vấn pháp luật tại cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tổ tư vấn pháp luật là một trong các hình thức tổ chức tư vấn pháp luật của công đoàn đúng không?
Theo Điều 4 Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 785/QĐ-TLĐ năm 2004 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định như sau:
Điều 4. Các hình thức tổ chức tư vấn pháp luật của công đoàn
Căn cứ vào điều kiện ở từng cấp, hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn được tổ chức theo các hình thức sau đây:
1. Trung tâm tư vấn pháp luật;
2. Văn phòng tư vấn pháp luật;
3. Tổ tư vấn pháp luật;
4. Chuyên viên tư vấn pháp luật.
Theo đó, tổ tư vấn pháp luật là một trong các hình thức tổ chức tư vấn pháp luật của công đoàn.
Tổ tư vấn pháp luật được Công đoàn thành lập khi nào?
Theo Điều 7 Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 785/QĐ-TLĐ năm 2004 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định như sau:
Điều 7. Tổ tư vấn pháp luật
1. Tổ tư vấn pháp luật là hình thức tổ chức do Công đoàn thành lập ở những nơi chưa đủ điều kiện thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật, Văn phòng tư vấn pháp luật quy định tại Điều 5, Điều 6 của Quy định này.
2. Tổ tư vấn pháp luật bao gồm Tổ trưởng và các thành viên là cán bộ của cấp Công đoàn ra quyết định thành lập.
Theo đó, tổ tư vấn pháp luật được Công đoàn thành lập ở những nơi chưa đủ điều kiện thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật, Văn phòng tư vấn pháp luật.
Khi hoạt động tư vấn pháp luật, người làm công tác tư vấn pháp luật có các quyền nào?
Theo khoản 1 Điều 12 Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 785/QĐ-TLĐ năm 2004 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định khi hoạt động tư vấn pháp luật, người làm công tác tư vấn pháp luật có các quyền như sau:
- Đề nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho hoạt động tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật;
- Khi được uỷ quyền hoặc phân công của công đoàn, có quyền đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên công đoàn, người lao động trước người sử dụng lao động, cơ quan nhà nước, tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
- Đề xuất với công đoàn cấp có thẩm quyền kiến nghị với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm giải quyết yêu cầu hoặc đề nghị của đối tượng tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật;
- Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tư vấn pháp luật; được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn;
- Từ chối tư vấn pháp luật trong những trường hợp không thuộc chức năng, nhiệm vụ, nội dung tư vấn; đối tượng tư vấn có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật;
- Từ chối yêu cầu tư vấn pháp luật trái quy định của pháp luật, quy định của Tổng Liên đoàn và đạo đức xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?