Vận chuyển trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ mức phạt tù cao nhất bao nhiêu năm?
- Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mới nhất?
- Vận chuyển trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ mức phạt tù cao nhất bao nhiêu năm?
- Loài nào được xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ?
Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mới nhất?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển thủy sản nguy cấp, quý, hiếm như sau:
Người nào khai thác, mua bán, vận chuyển thủy sản thuộc:
- Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ quy định tại Điều 37 Luật Đa dạng sinh học 2008;
- Hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 64 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Vận chuyển trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ mức phạt tù cao nhất bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Vận chuyển trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ mức phạt tù cao nhất bao nhiêu năm?
Căn cứ tại điểm a khoàn 1, khoản 4 Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bởi điểm a khoản 64 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Điều 244. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
1. Người nào vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc Nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật quy định tại điểm a khoản này; ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 0,05 kilôgam đến dưới 01 kilôgam;
c) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý hiếm Nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 đến 15 cá thể động vật các lớp khác;
d) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép từ 03 đến 07 bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của động vật lớp thú, của 07 đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc 10 đến 15 cá thể động vật các lớp khác thuộc loài động vật quy định tại điểm c khoản này;
đ) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của các động vật có số lượng dưới mức tối thiểu của các điểm b, c và d khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 08 cá thể đến 11 cá thể lớp thú, từ 11 cá thể đến 15 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 16 cá thể đến 20 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c) Từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác; từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ;
d) Ngà voi có khối lượng từ 20 kilôgam đến dưới 90 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 09 kilôgam;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
g) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
h) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
i) Buôn bán, vận chuyển qua biên giới;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 08 cá thể lớp thú trở lên, 11 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 16 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 12 cá thể lớp thú trở lên, 16 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 21 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c) Từ 03 cá thể voi, tê giác trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 03 cá thể voi, tê giác trở lên; 06 cá thể gấu, hổ trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 06 cá thể gấu, hổ trở lên;
d) Ngà voi có khối lượng 90 kilôgam trở lên; sừng tê giác có khối lượng 09 kilôgam trở lên.
Theo quy định trên, người nào vận chuyển trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ sẽ có thể bị truy cứu về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm với mức phạt tù cao nhất là 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 08 cá thể lớp thú trở lên, 11 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 16 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015;
- Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 12 cá thể lớp thú trở lên, 16 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 21 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm d khoản 1 Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015;
- Từ 03 cá thể voi, tê giác trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 03 cá thể voi, tê giác trở lên; 06 cá thể gấu, hổ trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 06 cá thể gấu, hổ trở lên;
- Ngà voi có khối lượng 90 kilôgam trở lên; sừng tê giác có khối lượng 09 kilôgam trở lên.
Loài nào được xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 37 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định loài được đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như sau:
Điều 37. Loài được đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
1. Loài được xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bao gồm:
a) Loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;
b) Giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý, hiếm.
2. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý, bảo vệ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; ban hành Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Như vậy, loài được xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như sau:
- Loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;
- Giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý, hiếm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?