Nguồn nhân lực cho phòng chống thiên tai bao gồm những ai? Nhà nước có những chính sách gì trong phòng chống thiên tai?
Nguồn nhân lực cho phòng chống thiên tai bao gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định về nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai như sau:
Điều 6. Nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai
1. Nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai bao gồm:
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn là lực lượng tại chỗ thực hiện hoạt động phòng, chống thiên tai;
b) Dân quân tự vệ là lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo phương án ứng phó thiên tai của địa phương và sự điều động của người có thẩm quyền;
c) Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và là lực lượng nòng cốt trong công tác sơ tán người, phương tiện, tài sản, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội theo sự điều động của người có thẩm quyền;
d) Tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo sự chỉ huy của người có thẩm quyền;
đ) Người làm công tác phòng, chống thiên tai tại cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.
[...]
Theo quy định nêu trên, thì nguồn nhân lực cho phòng chống thiên tai bao gồm:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn là lực lượng tại chỗ thực hiện hoạt động phòng chống thiên tai;
- Dân quân tự vệ là lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai theo phương án ứng phó thiên tai của địa phương và sự điều động của người có thẩm quyền;
- Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai và là lực lượng nòng cốt trong công tác sơ tán người, phương tiện, tài sản, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội theo sự điều động của người có thẩm quyền;
- Tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia hỗ trợ hoạt động phòng chống thiên tai thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai theo sự chỉ huy của người có thẩm quyền;
- Người làm công tác phòng chống thiên tai tại cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai.
Nguồn nhân lực cho phòng chống thiên tai bao gồm những ai? Nhà nước có những chính sách gì trong phòng chống thiên tai? (Hình từ Internet)
Nhà nước có những chính sách gì trong phòng chống thiên tai?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Phòng, chống thiên tai 2013, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định về chính sách của Nhà nước trong phòng, chống thiên tai như sau:
[1] Có chính sách đồng bộ về đầu tư, huy động nguồn lực và giải pháp tổ chức thực hiện công tác phòng chống thiên tai; đầu tư xây dựng công trình phòng chống thiên tai trọng điểm và hỗ trợ địa phương xây dựng công trình phòng chống thiên tai theo phân cấp của Chính phủ.
[2] Đào tạo, giáo dục, huấn luyện, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và người dân trong việc tuân thủ pháp luật và tham gia vào công tác phòng chống thiên tai.
[3] Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng thường xuyên bị thiên tai; di dời dân sinh sống ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; hỗ trợ về đời sống và sản xuất đối với đối tượng bị thiệt hại do thiên tai gây ra, ưu tiên vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, đối tượng dễ bị tổn thương.
[4] Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chủ động thực hiện biện pháp phòng chống thiên tai; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình, nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào hoạt động phòng chống thiên tai. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia phòng chống thiên tai.
[5] Ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm rủi ro thiên tai; hỗ trợ đối với doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh ở vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về phòng chống thiên tai; chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản đóng góp cho phòng chống thiên tai.
[6] Ưu tiên bố trí nguồn lực nghiên cứu, điều tra cơ bản, xây dựng và triển khai chương trình khoa học và công nghệ trong phòng chống thiên tai; tăng cường giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai.
[7] Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện nâng cao năng lực cho người làm công tác phòng chống thiên tai; huấn luyện, cung cấp phương tiện, trang thiết bị cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.
Nguồn tài chính cho phòng chống thiên tai được lấy từ đâu?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định về nguồn tài chính cho phòng, chống thiên tai như sau:
Điều 8. Nguồn tài chính cho phòng, chống thiên tai
1. Ngân sách nhà nước.
2. Quỹ phòng, chống thiên tai.
3. Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân
4. Nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nguồn tài chính cho phòng chống thiên tai được lấy từ:
[1] Ngân sách nhà nước.
[2] Quỹ phòng chống thiên tai.
[3] Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân
[4] Nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Mẫu giấy mời tham dự ngày truyền thống của Cựu chiến binh mới nhất 2024?
- Mẫu Báo cáo tổng kết chi đoàn mới nhất 2024?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?