Trong Đại hội 13 công đoàn nhiệm kỳ 2018 - 2023, đã có bao nhiêu lượt CNVC-LĐ được khám sức khỏe định kỳ, khám siêu âm, xét nghiệm tổng quát?
Trong Đại hội 13 công đoàn nhiệm kỳ 2018 - 2023, đã có bao nhiêu lượt CNVC-LĐ được khám sức khỏe định kỳ, khám siêu âm, xét nghiệm tổng quát?
Căn cứ theo Tài liệu Hội nghị Nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028 thì các hoạt động chăm lo cho nữ đoàn viên, người lao động, xây dựng gia đình công nhân, viên chức, lao động no ấm, tiến bộ, hạnh phúc như: Biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu, mô hình “Sức khỏe của bạn”, “Lễ cưới tập thể”, “Phòng vắt trữ sữa mẹ tại nơi làm việc” “Trại hè cho con công nhân, lao động”, “Tuyên dương con đoàn viên, người lao động học giỏi, rèn luyện tốt” được quan tâm, phát triển nhân rộng
Cụ thể tại Đại hội 13 Công đoàn trong nhiệm kỳ 2018 - 2023 đã có 11.943.671 lượt CNVCLĐ được truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; 10.849.227 lượt CNVCLĐ được khám sức khỏe định kỳ, khám siêu âm, xét nghiệm tổng quát… theo quy định
Trong đó, có 5.647.209 lượt lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản; số lao động nữ được hỗ trợ điều trị sau khi khám sức khỏe định kỳ là 583.423 người.; tổng số có có 1.379 phòng vắt, trữ sữa được lắp đặt tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc 9 công đoàn ngành và 46 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Xem chi tiết Tài liệu Hội nghị Nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028 tại đây. Tải về.
Trong Đại hội 13 công đoàn nhiệm kỳ 2018 - 2023, đã có bao nhiêu lượt CNVC-LĐ được khám sức khỏe định kỳ, khám siêu âm, xét nghiệm tổng quát? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc thực hiện khám sức khoẻ người lao động như thế nào?
Theo quy định Điều 31 Thông tư 32/2023/TT-BYT, nguyên tắc thực hiện khám sức khoẻ người lao động như sau:
- Việc khám sức khỏe được thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
- Việc khám sức khỏe lưu động tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện theo quy định tại Điều 79 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 và các Điều 82, 83 Nghị định 96/2023/NĐ-CP.
- Đối với người có giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì giấy khám sức khỏe được sử dụng trong trường hợp Việt Nam và quốc gia hoặc vùng lãnh thổ cấp giấy khám sức khỏe có điều ước hoặc thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau và thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe đó không quá 6 tháng kể từ ngày được cấp. Giấy khám sức khỏe phải được dịch sang tiếng Việt và có chứng thực bản dịch.
Quy trình khám sức khỏe người lao động thực hiện ra sao?
Căn cứ tại Điều 35 Thông tư 32/2023/TT-BYT, quy trình khám sức khỏe người lao động được thực hiện như sau:
Bước 1: Người đến khám sức khỏe nộp hồ sơ theo mẫu quy định tại cơ sở khám sức khỏe.
Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ khám sức khỏe, cơ sở khám sức khỏe thực hiện như sau:
- Đối chiếu ảnh trong hồ sơ khám sức khỏe với người đến khám sức khỏe;
- Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã đối chiếu ảnh trong hồ sơ khám sức khỏe với người đến khám sức khỏe trong các trường hợp phân loại sức khỏe như sau:
Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe của người được khám sức khoẻ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Căn cứ vào kết quả khám chuyên khoa, người thực hiện khám chuyên khoa ghi rõ bệnh, tật thuộc chuyên khoa đã khám và phân loại sức khỏe theo chuyên khoa được phân công khám.
Căn cứ vào kết quả khám của từng chuyên khoa, người hành nghề được cơ sở khám sức khỏe phân công thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe và ký giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ (sau đây gọi tắt là người kết luận) thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe như sau:
+ Phân loại sức khỏe cho người được khám sức khỏe thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động;
+ Trường hợp người được khám sức khỏe có bệnh, tật thì người kết luận tư vấn phương án điều trị, phục hồi chức năng hoặc giới thiệu để khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 3: Kiểm tra đối chiếu giấy tờ tùy thân hợp lệ của thân nhân người bệnh đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 37 Thông tư 32/2023/TT-BYT
Bước 4: Hướng dẫn quy trình khám sức khỏe của đơn vị cho người được khám sức khỏe hoặc người giám hộ của người được khám sức khỏe (nếu có);
Bước 5: Trả kết quả và lưu hồ sơ khám sức khoẻ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Bộ Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới file Word mới nhất?
- Mẫu thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải áp dụng từ 5/1/2025?
- Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025?
- Lịch đi học lại sau Tết Âm lịch 2025 của học sinh cả nước?