Hành vi không thực hiện các biện pháp lưu giữ, xử lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ bị phạt bao nhiêu?
Tổ chức, cá nhân có vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định về Lưu giữ và thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ như sau:
Điều 31. Lưu giữ và thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ
1. Vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ là vật thể có chất phóng xạ bám trên bề mặt hoặc trong thành phần của nó.
2. Tổ chức, cá nhân có vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp lưu giữ, xử lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ như quy định đối với chất thải phóng xạ;
b) Xin phép cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thực hiện các biện pháp thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ khi mức nhiễm bẩn phóng xạ thấp hơn hoặc bằng mức thanh lý. Khi được phép thanh lý, thì việc thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ được thực hiện như loại bỏ chất thải thông thường
Như vậy, tổ chức, cá nhân có vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện các biện pháp lưu giữ, xử lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ như quy định đối với chất thải phóng xạ;
- Xin phép cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thực hiện các biện pháp thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ khi mức nhiễm bẩn phóng xạ thấp hơn hoặc bằng mức thanh lý.
Khi được phép thanh lý, thì việc thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ được thực hiện như loại bỏ chất thải thông thường
Hành vi không thực hiện các biện pháp lưu giữ, xử lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hành vi không thực hiện các biện pháp lưu giữ, xử lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 21. Vi phạm quy định về xử lý, thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp lưu giữ, xử lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thanh lý vật thể nhiễm bẩn phóng xạ có mức nhiễm bẩn phóng xạ cao hơn mức quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi vật thể nhiễm bẩn phóng xạ để lưu giữ, xử lý đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc phục hồi môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Như vậy, hành vi không thực hiện các biện pháp lưu giữ, xử lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 107/2013/NĐ-CP)
Nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân bị thất lạc thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân bị thất lạc xử lý như sau:
[1] Tổ chức, cá nhân có nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt phải:
- Báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân, cơ quan công an nơi gần nhất, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân;
- Chịu trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức tìm kiếm, thu hồi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt.
[2] Tổ chức, cá nhân khi phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi, bị chuyển giao bất hợp pháp hoặc chưa được khai báo phải thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an nơi gần nhất hoặc cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
[3] Khi nhận được báo cáo hoặc thông báo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 30 Luật năng lượng nguyên tử 2008, Ủy ban nhân dân, cơ quan công an, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm sau đây:
- Ủy ban nhân dân thông báo cho nhân dân địa phương biết để chủ động phòng, tránh bị chiếu xạ, tham gia cùng các cơ quan chức năng phát hiện, tìm kiếm nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi, bị chuyển giao bất hợp pháp;
- Cơ quan công an chủ trì, phối hợp với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tìm kiếm, xác định chủ sở hữu, người quản lý nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi;
- Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị chuyển giao bất hợp pháp hoặc chưa được khai báo; xử lý nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi đã được tìm thấy.
[4] Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu, lưu giữ nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân phải chịu toàn bộ chi phí tìm kiếm và xử lý nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi, bị chuyển giao bất hợp pháp; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn kê khai phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 05/01/2025?
- Hoãn nghĩa vụ quân sự bao nhiêu lần thì không phải đi nghĩa vụ quân sự?
- DN mua vé máy bay cho NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam về phép có tính thuế TNCN khi chi trả hơn 01 lần trong năm không?
- Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp là gì?
- Hướng dẫn mới của Bộ Y tế về thanh toán tiền khám bệnh BHYT đối với dịch vụ kỹ thuật y tế từ 01/01/2025?