Các hoạt động nào được xem là công việc bức xạ? Có các nguyên tắc kiểm soát chiếu xạ nào khi tiến hành công việc bức xạ?
Các hoạt động nào được xem là công việc bức xạ?
Tại Điều 18 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 có quy định về công việc bức xạ như sau:
Công việc bức xạ
Công việc bức xạ bao gồm các hoạt động sau đây:
1. Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và nhà máy điện hạt nhân;
2. Vận hành thiết bị chiếu xạ gồm máy gia tốc; thiết bị xạ trị; thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu và sử dụng các thiết bị bức xạ khác;
3. Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
4. Lưu giữ, sử dụng chất phóng xạ;
5. Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ;
6. Làm giàu urani; chế tạo nhiên liệu hạt nhân;
7. Xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
8. Xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động của cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân;
9. Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân;
10. Nhập khẩu, xuất khẩu chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân;
11. Đóng gói, vận chuyển vật liệu phóng xạ;
12. Vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
13. Vận hành tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân;
14. Hoạt động khác tạo ra chất thải phóng xạ.
Theo đó, có 14 hoạt động được xem là công việc bức xạ cụ thể là:
- Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và nhà máy điện hạt nhân;
- Vận hành thiết bị chiếu xạ gồm máy gia tốc; thiết bị xạ trị; thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu và sử dụng các thiết bị bức xạ khác;
- Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
- Lưu giữ, sử dụng chất phóng xạ;
- Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ;
- Làm giàu urani; chế tạo nhiên liệu hạt nhân;
- Xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
- Xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động của cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân;
- Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân;
- Nhập khẩu, xuất khẩu chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân;
- Đóng gói, vận chuyển vật liệu phóng xạ;
- Vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
- Vận hành tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân;
- Hoạt động khác tạo ra chất thải phóng xạ.
Các hoạt động nào được xem là công việc bức xạ? Có các nguyên tắc kiểm soát chiếu xạ nào khi tiến hành công việc bức xạ? (Hình từ Internet)
Có các nguyên tắc kiểm soát chiếu xạ nào khi tiến hành công việc bức xạ?
Tại Điều 21 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 có quy định về kiểm soát chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra như sau:
Kiểm soát chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra
1. Kiểm soát chiếu xạ gồm có:
a) Kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp là kiểm soát liều chiếu xạ đối với nhân viên bức xạ khi tiến hành công việc bức xạ;
b) Kiểm soát chiếu xạ y tế là kiểm soát liều chiếu xạ đối với bệnh nhân trong chẩn đoán và điều trị;
c) Kiểm soát chiếu xạ công chúng là kiểm soát liều chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra đối với những người không thuộc các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát chiếu xạ sau đây:
a) Bảo đảm cho liều chiếu xạ đối với công chúng và đối với nhân viên bức xạ không vượt quá liều giới hạn; bảo đảm cho liều chiếu xạ đối với bệnh nhân theo mức chỉ dẫn;
b) Bảo đảm giữ cho liều chiếu xạ cá nhân, số người bị chiếu xạ và khả năng bị chiếu xạ ở mức thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý;
c) Bảo đảm để lợi ích do công việc bức xạ mang lại phải đủ bù đắp cho những rủi ro, thiệt hại có thể gây ra cho con người, môi trường.
Theo đó, các nguyên tắc kiểm soát chiếu xạ nào khi tiến hành công việc bức xạ bao gồm:
- Bảo đảm cho liều chiếu xạ đối với công chúng và đối với nhân viên bức xạ không vượt quá liều giới hạn; bảo đảm cho liều chiếu xạ đối với bệnh nhân theo mức chỉ dẫn;
- Bảo đảm giữ cho liều chiếu xạ cá nhân, số người bị chiếu xạ và khả năng bị chiếu xạ ở mức thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý;
- Bảo đảm để lợi ích do công việc bức xạ mang lại phải đủ bù đắp cho những rủi ro, thiệt hại có thể gây ra cho con người, môi trường.
Báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ bao gồm các nội dung gì?
Tại Điều 20 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 có quy định về báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ như sau:
Báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ
1. Định kỳ hằng năm hoặc khi có yêu cầu của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải lập báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ gửi đến cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
2. Báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ bao gồm các nội dung sau đây:
a) Việc tuân thủ các điều kiện ghi trong giấy phép;
b) Những thay đổi so với hồ sơ xin cấp giấy phép (nếu có);
c) Sự cố bức xạ (nếu có) và các biện pháp khắc phục.
Như vậy, báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ bao gồm các nội dung sau đây:
- Việc tuân thủ các điều kiện ghi trong giấy phép;
- Những thay đổi so với hồ sơ xin cấp giấy phép (nếu có);
- Sự cố bức xạ (nếu có) và các biện pháp khắc phục.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?