Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng hiện nay là bao nhiêu?
Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 43/2024/TT-BTC quy định như sau:
Điều 1. Mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
1. Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024, mức thu một số khoản phí, lệ phí được quy định như sau:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 150/2016/TT-BTC quy định như sau:
Điều 4. Mức thu lệ phí
1. Mức thu lệ phí
Theo đó, kể từ ngày 01/7/2024 đến ngày 31/12/2024, mức thu lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ được giảm 50% cụ thể như sau:
- Cấp giấy phép lần đầu: 35.000.000 đồng/01 giấy phép.
- Cấp đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép: 17.500.000 đồng/01 giấy phép.
Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập dưới hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Điều 6. Hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng
1. Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và trường hợp thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc được phê duyệt.
2. Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
4. Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
5. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.
6. Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Theo quy định này, tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập dưới 02 hình thức là:
- Công ty cổ phần.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng?
Căn cứ theo khoản 38 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
41. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Các loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính tổng hợp và công ty tài chính chuyên ngành.
[...]
Như vậy, tổ chức tín dụng phi ngân hàng là một loại hình tổ chức tín dụng nên trách nhiệm của tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng cũng là trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng được quy định tại Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 như sau:
- Tham gia bảo hiểm tiền gửi, quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh.
- Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn tiền gốc, lãi của khoản tiền gửi theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
- Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
- Công bố công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng.
- Công bố công khai thời gian giao dịch chính thức.
Trường hợp ngừng giao dịch tại một hoặc một số địa điểm thực hiện giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức hoặc ngừng giao dịch bằng phương tiện điện tử, chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trường hợp ngừng giao dịch do sự kiện bất khả kháng, chậm nhất là 24 giờ sau thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Link dự thi Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh năm 2024?
- Đối tượng kê khai tài sản theo Nghị định 130?
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn 2024 vào ngày nào? Lễ Tạ ơn ở Việt Nam có phải là ngày lễ lớn?
- Đã có Công văn 8726/VPCP-KGVX về nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh 2025?
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?