Cá nhân dùng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh cho lợn con có phải ghi nhật ký sử dụng không?
- Cá nhân dùng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh cho lợn con có phải ghi nhật ký sử dụng không?
- Cá nhân không ghi nhật ký sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh cho lợn con bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
- Lợn con được sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh phải đáp ứng tiêu chí nào?
Cá nhân dùng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh cho lợn con có phải ghi nhật ký sử dụng không?
Theo quy định tại Điều 45 Luật Chăn nuôi 2018 có quy định về thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh cụ thể như sau:
Điều 45. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh
1. Kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
2. Chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi theo đơn của người có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y để phòng bệnh cho vật nuôi ở giai đoạn con non, trị bệnh cho vật nuôi nhiễm bệnh.
3. Việc sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải tuân thủ hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc cung cấp thức ăn chăn nuôi.
4. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải thể hiện thông tin về tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngừng sử dụng trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm.
5. Chính phủ quy định tiêu chí đối với các loại vật nuôi ở giai đoạn con non được phép sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh và lộ trình bỏ việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với vật nuôi.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 50 Luật Chăn nuôi 2018 thì cá nhân sử dụng thức ăn chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
Điều 50. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng thức ăn chăn nuôi
...
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thức ăn chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Sử dụng thức ăn chăn nuôi bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường;
b) Tuân thủ quy định của pháp luật và hướng dẫn của tổ chức, cá nhân cung cấp thức ăn chăn nuôi về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng thức ăn chăn nuôi;
c) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về chất lượng thức ăn chăn nuôi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Phối hợp xử lý thức ăn chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi vi phạm về chất lượng và an toàn theo quy định của pháp luật;
đ) Ghi nhật ký sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh theo quy định.
Theo đó, thì kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
Tuy nhiên, cá nhân chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi theo đơn của người có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y để phòng bệnh cho vật nuôi ở giai đoạn con non, trị bệnh cho vật nuôi nhiễm bệnh.
Cá nhân sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh cho lợn con có nghĩa vụ phải ghi nhật ký sử dụng để theo dõi việc sử dụng kháng sinh và tình trạng sức khỏe của đàn lợn, đảm bảo an toàn thực phẩm và kiểm soát việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.
Cá nhân không ghi nhật ký sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh cho lợn con bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 14/2021/NĐ-CP về mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng chất cấm, thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh trong chăn nuôi như sau:
Điều 28. Vi phạm quy định về sử dụng chất cấm, thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh trong chăn nuôi
1. Hành vi sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh không tuân thủ hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc cung cấp thức ăn chăn nuôi bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
2. Hành vi không ghi nhật ký sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh cho vật nuôi ở giai đoạn con non, trị bệnh cho vật nuôi nhiễm bệnh bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
3. Hành vi sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích kích thích sinh trưởng bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi nông hộ;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;
d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn
[....]
Như vậy, tùy thuộc vào quy mô của trang tại mà cá nhân không ghi nhật ký sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh cho lợn con sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
- Đối với cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
- Đối với cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô vừa: phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Đối với cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức xử phạt hành chính trên là mức xử phạt đối với cá nhân.
Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức xử phạt này gấp đôi mức xử phạt đối với cá nhân (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP.
Cá nhân dùng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh cho lợn con có phải ghi nhật ký sử dụng không? (Hình từ Internet)
Lợn con được sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh phải đáp ứng tiêu chí nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chí đối với một số loại vật nuôi ở giai đoạn con non được sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh được quy định như sau:
Điều 12. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh
1. Tiêu chí đối với một số loại vật nuôi ở giai đoạn con non được sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh được quy định như sau:
a) Lợn con có khối lượng đến 25 kg hoặc từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi;
b) Gà, vịt, ngan, chim cút từ 01 đến 21 ngày tuổi;
c) Thỏ từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi;
d) Bê, nghé từ sơ sinh đến 06 tháng tuổi.
2. Chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ.
...
Như vậy, lợn con được sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh khi đáp ứng được một trong các tiêu chí sau:
- Có khối lượng đến 25 kg;
- Từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?