Cơ sở tiêm chủng tự ý hoạt động khi chưa công bố đủ điều kiện tiêm chủng bị xử phạt như thế nào?
Thủ tục công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 104/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm h khoản 3 Điều 15 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng như sau:
Bước 1: Trước khi thực hiện hoạt động tiêm chủng, cơ sở tiêm chủng phải gửi văn bản thông báo đủ điều kiện tiêm chủng theo mẫu Tại đây quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 104/2016/NĐ-CP cho Sở Y tế nơi cơ sở tiêm chủng đặt trụ sở.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo đủ điều kiện tiêm chủng, Sở Y tế phải đăng tải thông tin về tên, địa chỉ, người đứng đầu cơ sở đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng trên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế (thời điểm tính ngày phải công bố thông tin được xác định theo dấu công văn đến của Sở Y tế)
Bước 3: Cơ sở chỉ được thực hiện hoạt động tiêm chủng sau khi đã thực hiện việc công bố đủ điều kiện tiêm chủng, người đứng đầu cơ sở thực hiện tiêm chủng tự công bố đủ điều kiện tiêm chủng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tự công bố của mình.
Lưu ý: Trong quá trình thanh tra, kiểm tra điều kiện tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng, nếu phát hiện cơ sở tiêm chủng không tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định 104/2016/NĐ-CP hoặc Điều 10 Nghị định 104/2016/NĐ-CP thì đoàn thanh tra, kiểm tra phải lập biên bản tạm đình chỉ hoạt động và kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc xử lý theo quy định của pháp luật đồng thời gửi 01 bản biên bản về Sở Y tế nơi cơ sở tiêm chủng đặt trụ sở.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản tạm đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 104/2016/NĐ-CP (thời điểm nhận biên bản được xác định theo dấu công văn đến của Sở Y tế), Sở Y tế rút tên cơ sở khỏi danh sách cơ sở tự công bố đã đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế.
Cơ sở tự tiêm chủng khi chưa công bố đủ điều kiện tiêm chủng bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở tiêm chủng tự ý hoạt động khi chưa công bố đủ điều kiện tiêm chủng bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại khoản 5, khoản 7 Điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Điều 9. Vi phạm quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
...
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế tại cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Tiêm chủng khi chưa thực hiện việc công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng.
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ toàn bộ hoặc một phần hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này;
...
Căn cứ tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, cơ sở tiêm chủng khi chưa thực hiện việc công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Đồng thời, cơ sở vi phạm hành vi này còn có thể bị đình chỉ toàn bộ hoặc một phần hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt cơ sở tiêm chủng tự ý hoạt động khi chưa công bố đủ điều kiện tiêm chủng hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 103 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, sửa đổi bởi điểm b khoản 27 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 103. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, đ, e, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt cơ sở tiêm chủng tự ý hoạt động khi chưa công bố đủ điều kiện tiêm chủng khi cơ sở này bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?