Hành vi sử dụng giấy thông hành giả bị phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi sử dụng giấy thông hành giả bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm a khoản 4, khoản 8 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 18. Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng hộ chiếu giả, giấy thông hành giả, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam giả hoặc thẻ ABTC giả;
b) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 30 ngày đến dưới 60 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a, d khoản 7 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
...
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, người có hành vi sử dụng giấy thông hành giả sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đây là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là bị phạt tiền từ từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị tịch thu giấy thông hành giả và bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam nếu là người nước ngoài.
Hành vi sử dụng giấy thông hành giả bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được cấp giấy thông hành?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 76/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 67/2024/NĐ-CP, các đối tượng được cấp giấy thông hành bao gồm:
- Đối tượng được cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam - Campuchia gồm: cán bộ, công chức, viên chức, công nhân đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia được cử sang tỉnh biên giới đối diện của Campuchia công tác.
- Đối tượng được cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào gồm:
+ Công dân Việt Nam thường trú tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào.
+ Công dân Việt Nam không thường trú ở các tỉnh có chung đường biên giới với Lào nhưng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào.
- Đối tượng được cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc gồm:
+ Công dân Việt Nam thường trú tại các xã, phường, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
+ Cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước có trụ sở đóng tại huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam tiếp giáp đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc được cử sang vùng biên giới đối diện của Trung Quốc để công tác.
Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành ở đâu?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 76/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 67/2024/NĐ-CP, nơi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành được xác định cụ thể như sau:
- Người đề nghị cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam - Campuchia: trực tiếp nộp hồ sơ tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia nơi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp người đó làm việc có trụ sở hoặc trên môi trường điện tử tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an.
- Người đề nghị cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào nộp hồ sơ như sau:
+ Công dân Việt Nam thường trú tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào: trực tiếp nộp hồ sơ tại Công an cấp xã nơi thường trú hoặc Công an cấp huyện nơi thường trú hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc trên môi trường điện tử tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an.
+ Công dân Việt Nam không thường trú ở tỉnh có chung đường biên giới với Lào nhưng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào: trực tiếp nộp hồ sơ tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp người đó làm việc có trụ sở hoặc trên môi trường điện tử tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an.
- Người đề nghị cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc là công dân Việt Nam thường trú tại các xã, phường, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc: trực tiếp nộp hồ sơ tại Công an cấp xã nơi thường trú hoặc trên môi trường điện tử tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an.
- Người đề nghị cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc là cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước có trụ sở đóng tại huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam tiếp giáp đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc được cử sang vùng biên giới đối diện của Trung Quốc để công tác: trực tiếp nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện nơi cơ quan người đó làm việc có trụ sở hoặc trên môi trường điện tử tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?