Theo Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 về chính quyền số, phấn đấu bao nhiêu % thủ tục hành chính có đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến?

Theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 về chính quyền số, phấn đấu bao nhiêu % thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, triển khai trên nhiều phương tiện hiện đại?

Theo Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 về chính quyền số, phấn đấu bao nhiêu % thủ tục hành chính có đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến?

Căn cứ theo Mục 2 Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về chuyển đối số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" như sau:

2. Mục tiêu
....
2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
a) Về chính quyền số
- Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số hiện đại, an toàn đáp ứng các nhiệm vụ về chuyển đổi số góp phần xây dựng thành phố thông minh theo lộ trình của thành phố.
- Phấn đấu triển khai 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định được thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình, triển khai trên nhiều phương diện hiện đại theo kế hoạch của thành phố.
- Triển khai tối đa các hoạt động, chỉ đạo, điều hành, quản trị nội bộ, xử lý hồ sơ công việc được thực hiện trên môi trường mạng.
- Phấn đấu hoàn thành từ 90% trở lên các cơ sở dữ liệu chuyên ngành; bảo đảm kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, thống kê tổng hợp về dân số, tài chính, bảo hiểm...theo quy định trong kế hoạch của Thành phố; chia sẻ dữ liệu cung cấp dịch vụ công; lấy sự phục vụ người dân và doanh nghiệp là trung tâm thông qua các nền tảng số và dịch vụ dữ liệu mở; cho phép chính quyền, doanh nghiệp và người dân khai thác các nguồn tài nguyên dữ liệu mở để phát triển kinh tế - xã hội.
b) Về kinh tế số
- Tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị sản xuất thương mại dịch vụ trên địa bàn khoảng 30%.
- Phấn đấu năng suất lao động hàng năm tăng từ 7-7,5%.
- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.

Như vậy, theo Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội , mục tiêu cụ thể đến năm 2025 về chính quyền số, phấn đấu 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, triển khai trên nhiều phương tiện hiện đại.

Mặt khác, phấn đấu hoàn thành từ 90% trở lên các cơ sở dữ liệu chuyên ngành; bảo đảm kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, thống kê tổng hợp về dân số, tài chính, bảo hiểm...theo quy định trong kế hoạch của Thành phố.

Xem chi tiết Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về chuyển đối số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" tại địa bàn Hai Bà Trưng tại đây.

Tải về

Theo Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 về chính quyền số, phấn đấu bao nhiêu % thủ tục hành chính có đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến?

Theo Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 về chính quyền số, phấn đấu bao nhiêu % thủ tục hành chính có đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến? (Hình từ Internet)

Cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính được quy định như thế nào?

Theo quy định Điều 5 Nghị định 63/2010/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 48/2013/NĐ-CP, cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính được quy định như sau:

[1] Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác kiểm soát thủ tục hành chính.

Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Bộ Tư pháp có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về công tác kiểm soát thủ tục hành chính.

[2] Tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý nhà nước về công tác kiểm soát thủ tục hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý.

Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ có chức năng tham mưu, giúp người đứng đầu Tổ chức pháp chế thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính.

[3] Sở Tư pháp có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại địa phương.

Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Sở Tư pháp có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tư pháp tổ chức thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính.

[4] Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính; chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Sở Tư pháp.

Nguyên tắc kiểm soát thủ tục hành chính là gì?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 63/2010/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 92/2017/NĐ-CP, nguyên tắc kiểm soát thủ tục hành chính như sau:

- Kiểm soát thủ tục hành chính phải bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, cải cách hành chính; bảo đảm điều phối, huy động sự tham gia tích cực, rộng rãi của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào quá trình kiểm soát thủ tục hành chính.

- Kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa thủ tục hành chính không phù hợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung thủ tục hành chính cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế; bảo đảm quy định thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.

- Kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện ngay từ khi đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.

Thủ tục hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thủ tục hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát TTHC, “TTHC” được hiểu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị quyết 76/NQ-CP cơ quan nào là cơ quan thường trực tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chí dịch vụ công trực tuyến một phần trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Thông tư 01/2023/TT-VPCP quy định Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân gồm những nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Nghị định 61 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có những loại dịch vụ công trực tuyến nào trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kết quả giải quyết TTHC được chuyển đổi từ bản giấy sang điện tử phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị định 45/2020/NĐ-CP thời gian cán bộ công chức viên chức phản hồi việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến chậm nhất là bao lâu sau khi công dân nộp hồ sơ lên hệ thống?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện thủ tục hành chính về đất đai tại địa phương?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn thủ tục liên thông đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú mới nhất năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thủ tục hành chính
Dương Thanh Trúc
23,259 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thủ tục hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thủ tục hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào