Cán bộ công chức viên chức nào phải nộp thuế TNCN khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024?
- Cán bộ công chức viên chức nào phải nộp thuế TNCN khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024?
- Thời điểm tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân cư trú là khi nào?
- Kỳ tính thuế TNCN đối với cán bộ công chức viên chức có thu nhập từ tiên lương tiền công được tính như thế nào?
- Các khoản thu nhập từ tiền lương tiền công nào của cán bộ công chức viên chức không thuộc thu nhập chịu thuế TNCN 2024?
Cán bộ công chức viên chức nào phải nộp thuế TNCN khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì cán bộ, công chức, viên chức được tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2024.
Theo đó thì một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trước đây không cần nộp thuế thu nhập cá nhân thì sau khi được tăng lương cơ sở thì đã thuộc diện nộp thuế.
Theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 có quy định về mức giảm trừ gia cảnh cụ thể như sau:
Điều 1. Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức không đăng ký người phụ thuộc có mức lương trên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/ năm) sau khi tăng lương cơ sở thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập này đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, đóng quỹ nhân đạo, đóng góp từ thiện, một số khoản phụ cấp, trợ cấp…
Nếu có thêm người phụ thuộc thì mức thu nhập từ tiền lương phải nộp thuế TNCN của cán bộ công chức viên chức như sau:
STT | Số người phụ thuộc đã đăng ký | Tổng thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/năm | Thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/tháng |
1 | Có 01 người phụ thuộc | > 184,8 triệu đồng | > 15,4 triệu đồng |
2 | Có 02 người phụ thuộc | > 237,6 triệu đồng | > 19,8 triệu đồng |
3 | Có 03 người phụ thuộc | > 290,4 triệu đồng | > 24,2 triệu đồng |
4 | Có 04 người phụ thuộc | > 343,2 triệu đồng | > 28,6 triệu đồng |
... | ... | ... | ... |
Cán bộ công chức viên chức nào phải nộp thuế TNCN khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024? (Hình từ Internet)
Thời điểm tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân cư trú là khi nào?
Theo quy định tại Điều 11 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công cụ thể như:
Điều 11. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số thu nhập quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập.
Theo đó, thời điểm tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền thưởng đối với cá nhân cư trú là:
- Thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế
- Hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập.
Kỳ tính thuế TNCN đối với cán bộ công chức viên chức có thu nhập từ tiên lương tiền công được tính như thế nào?
Tại Điều 7 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 có quy định về kỳ tính thuế như sau:
Điều 7. Kỳ tính thuế
1. Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú được quy định như sau:
a) Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công;
b) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng;
c) Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
2. Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.
Như vậy, kỳ tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiên lương tiền công được tính theo năm.
Các khoản thu nhập từ tiền lương tiền công nào của cán bộ công chức viên chức không thuộc thu nhập chịu thuế TNCN 2024?
Tại khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định như sau:
Điều 3. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.”
...
Theo đó, các khoản thu nhập từ tiền lương tiền công không thuộc thu nhập chịu thuế TNCN, bao gồm:
- Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh;
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động 2019;
- Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương tiền công theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Link dự thi Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh năm 2024?
- Đối tượng kê khai tài sản theo Nghị định 130?
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn 2024 vào ngày nào? Lễ Tạ ơn ở Việt Nam có phải là ngày lễ lớn?
- Đã có Công văn 8726/VPCP-KGVX về nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh 2025?
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?