Mở tài khoản ngân hàng online có phải xác thực sinh trắc học không?

Mở tài khoản ngân hàng online có phải xác thực sinh trắc học không? Chứng từ điện tử được xác thực bằng sinh trắc học có được công nhận giá trị pháp lý không?

Chuyển tiền bao nhiêu thì phải xác thực sinh trắc học?

Căn cứ theo Phụ lục 01 phân loại giao dịch ban hành kèm theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN năm 2023 quy định việc chuyển tiền khi thuộc các trường hợp sau đây phải xác thực sinh trắc học:

- Nếu chuyển tiền từ dưới 10 triệu đồng/lần và tổng số tiền chuyển các lần trong ngày không quá 20 triệu đồng thì phải xác thực bằng mã OTP nhưng không cần xác thực sinh trắc học.

- Tuy nhiên, nếu chuyển tiền trên 10 triệu đồng trở lên thì bắt buộc phải xác thực bằng khuôn mặt.

- Nếu chuyển tiền dưới 10 triệu đồng/lần nhưng tổng các giao dịch trong ngày đã chạm mốc 20 triệu thì đến lần chuyển tiếp theo trong ngày đó phải xác thực sinh trắc học dù lần tiếp theo đó chỉ chuyển vài nghìn đồng.

Có thể hiểu:

- Nếu chuyển từ 10,000,000 đồng/lần trở xuống thì không phải xác thực sinh trắc học mà chỉ cần xác thực OTP.

- Nếu chuyển từ 10,000,001 đồng/lần trở lên thì phải xác thực sinh trắc học.

- Tổng các lần chuyển khoản trong ngày từ 20,000,000 đồng trở xuống thì không phải xác thực sinh trắc học.

- Tổng các lần chuyển khoản trong ngày từ 20,000,001 đồng trở lên thì phải xác thực sinh trắc học.

Mở tài khoản ngân hàng online có phải xác thực sinh trắc học không?

Mở tài khoản ngân hàng online có phải xác thực sinh trắc học không? (Hình từ Internet)

Mở tài khoản ngân hàng online có phải xác thực sinh trắc học không?

Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định về việc mở tài khoản ngân hàng online cụ thể như sau:

Điều 16. Mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành quy định nội bộ về quy trình, thủ tục mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử phù hợp với quy định tại Thông tư này, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, giao dịch điện tử, bảo vệ dữ liệu cá nhân, đảm bảo an toàn, bảo mật và bao gồm tối thiểu các bước như sau:
a) Thu thập các tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 12 Thông tư này và:
(i) Thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản đối với khách hàng là cá nhân;
(ii) Thông tin sinh trắc học của người đại diện hợp pháp đối với khách hàng là tổ chức;
b) Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu, thông tin, dữ liệu xác minh thông tin nhận biết khách hàng và phải thực hiện đối chiếu khớp đúng thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản thanh toán (đối với khách hàng là cá nhân), người đại diện hợp pháp (đối với khách hàng là tổ chức) với:
(i) Dữ liệu sinh trắc học được lưu trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của người đó do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; hoặc
(ii) Dữ liệu sinh trắc học đã được thu thập và kiểm tra (đảm bảo sự khớp đúng giữa dữ liệu sinh trắc học của người đó với dữ liệu sinh trắc học trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc với dữ liệu sinh trắc học của người đó thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập);
...

Như vậy, theo quy định trên thì khi mở tài khoản ngân hàng online phải xác thực thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản đối với khách hàng là cá nhân hoặc của người đại diện hợp pháp đối với khách hàng là tổ chức theo quy định của pháp luật.

Lưu ý:

Theo khoản 3 Điều 16 Thông tư 17/2024/TT-NHNN, việc mở tài khoản ngân hàng online không áp dụng đối với các trường hợp sau:

- Tài khoản thanh toán chung;

- Tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ;

- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.

- Người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;

- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.

Chứng từ điện tử được xác thực bằng sinh trắc học có được công nhận giá trị pháp lý không?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 165/2018/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của chứng từ điện tử như sau:

Điều 5. Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử
1. Chứng từ điện tử phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quản lý nhà nước, phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành. Hình thức thể hiện, việc khởi tạo, gửi, nhận chứng từ điện tử và giá trị pháp lý của chứng từ điện tử được thực hiện theo Luật giao dịch điện tử.
2. Chứng từ điện tử có giá trị là bản gốc khi được thực hiện một trong các biện pháp sau:
a) Chứng từ điện tử được ký số bởi cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khỏi tạo chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm liên quan theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
b) Hệ thống thông tin có biện pháp bảo đảm toàn vẹn chứng từ điện tử trong quá trình truyền gửi, nhận, lưu trữ trên hệ thống; ghi nhận cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã khởi tạo chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm liên quan đã tham gia xử lý chứng từ điện tử và áp dụng một trong các biện pháp sau để xác thực cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi tạo chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm liên quan tham gia xử lý chứng từ điện tử: xác thực bằng chứng thư số, xác thực bằng sinh trắc học, xác thực từ hai yếu tố trở lên trong đó có yếu tố là mã xác thực dùng một lần hoặc mã xác thực ngẫu nhiên.
c) Biện pháp khác mà các bên tham gia giao dịch thống nhất lựa chọn, bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu, tính xác thực, tính chống chối bỏ, phù hợp với quy định của Luật giao dịch điện tử.

Theo đó, các chứng từ điện tử sẽ có giá trị là bản gốc khi đã được xác thực bằng sinh trắc học và được hệ thống thông tin có biện pháp bảo đảm toàn vẹn chứng từ điện tử trong quá trình truyền gửi, nhận, lưu trữ trên hệ thống; ghi nhận cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã khởi tạo chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm liên quan đã tham gia xử lý chứng từ điện tử.

Sinh trắc học
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Sinh trắc học
Hỏi đáp Pháp luật
Công dân Việt Nam từ bao nhiêu tuổi phải cung cấp thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học khi có yêu cầu cấp thẻ Căn cước?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, thông tin sinh trắc học nào bắt buộc thu nhận khi làm thẻ Căn cước?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh báo một số trường hợp lừa đảo liên quan đến sinh trắc học từ ngày 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cài đặt sinh trắc học tại ngân hàng VietinBank chi tiết, nhanh nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết 03 cách cập nhật thông tin sinh trắc học tại Vietcombank đơn giản 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách cài đặt sinh trắc học ngân hàng Sacombank và Sacombank Pay 3 bước đơn giản 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mở tài khoản ngân hàng online có phải xác thực sinh trắc học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cài đặt sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng đơn giản, nhanh chóng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn quét CCCD để xác thực sinh trắc học mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn thủ tục cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN từ ngày 01/7/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sinh trắc học
Phan Vũ Hiền Mai
3,305 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào