Vốn điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định của pháp luật là bao nhiêu?
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 23 điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 định nghĩa về tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô như sau:
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là tổ chức có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, do các thành viên hoặc tổ chức đại diện thành viên thành lập để triển khai bảo hiểm vi mô không vì mục đích lợi nhuận nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên tham gia bảo hiểm trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ tài chính và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi tài sản hình thành từ hoạt động bảo hiểm vi mô.
Vốn điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định của pháp luật là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Vốn điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định của pháp luật là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định vốn điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô như sau:
Điều 7. Điều kiện cấp phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong đó các điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm cụ thể như sau:
1. Có vốn thành lập bằng Đồng Việt Nam không thấp hơn 10 tỷ đồng. Nguồn vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
a) Vốn góp của cá nhân là thành viên sáng lập. Thành viên sáng lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
b) Hỗ trợ của tổ chức đại diện thành viên;
c) Tài trợ từ các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các chương trình, dự án;
d) Các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
[...]
Theo quy định trên, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải có vốn thành lập bằng Đồng Việt Nam không thấp hơn 10 tỷ đồng. Nguồn vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
- Vốn góp của cá nhân là thành viên sáng lập. Thành viên sáng lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
- Hỗ trợ của tổ chức đại diện thành viên;
- Tài trợ từ các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các chương trình, dự án;
- Các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
Như vậy, vốn điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là không thấp hơn 10 tỷ đồng.
Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm tối thiểu những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tối thiểu có các nội dung như sau:
- Tên và địa điểm dự kiến đặt trụ sở chính của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
- Mục đích thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
- Nội dung, phạm vi, địa bàn hoạt động, thời gian hoạt động;
- Thủ tục tham gia, thủ tục chấm dứt tư cách thành viên, quyền và nghĩa vụ của thành viên. Thành viên của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; là thành viên của cùng một tổ chức và đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
- Tên, địa chỉ, quyền, nghĩa vụ và số lượng thành viên sáng lập (ít nhất là 07 người) của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô (trong trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân); tên, địa chỉ, quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện thành viên (trong trường hợp thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên);
- Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm kỳ và phương thức hoạt động của Đại hội thành viên (đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân), Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát; thể thức bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
- Các trường hợp tổ chức đại hội thành viên bất thường (đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân);
- Trình tự, thủ tục tiến hành Đại hội thành viên và thông qua Nghị quyết tại Đại hội thành viên; tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bầu đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên (đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân);
- Vốn thành lập của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; phương thức đóng góp vốn; phương thức, nguyên tắc hoàn trả vốn thành lập được hỗ trợ từ tổ chức đại diện thành viên (nếu có);
- Quy chế tài chính; các nguyên tắc quyết định việc tăng, giảm phí bảo hiểm; phương thức sử dụng kết quả hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
- Nguyên tắc, thứ tự phân chia tài sản trong trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô giải thể;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Link nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 2024 tại TP Hồ Chí Minh chi tiết?
- Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Phòng, chống ma túy tỉnh Khánh Hòa năm 2024?
- Bài phát biểu của giáo viên nghỉ hưu nhân ngày 20 11 mới nhất 2024?
- Giá dịch vụ khám chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ ngày 14/11/2024?
- 24 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Nghỉ hằng năm NLĐ được ứng bao nhiêu phần trăm tiền lương?