Yêu cầu chung đối với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn là gì?
Yêu cầu chung đối với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về các yêu cầu chung đối với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn như sau:
Điều 5. Các yêu cầu chung đối với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn
Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn phải tuân thủ quy định của pháp luật về: quy hoạch, đầu tư (thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư công trình nguồn điện, bao gồm sự phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quy hoạch tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt); quy định về cấp giấy phép hoạt động điện lực (thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư công trình nguồn điện); quy định về an toàn điện, an toàn phòng chống cháy, nổ trong xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường, vận hành (phát điện, truyền tải điện, phân phối điện) và an toàn trong sử dụng điện; quy định về mua bán điện và hợp đồng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, yêu cầu chung đối với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn là: Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn phải tuân thủ quy định của pháp luật về:
- Quy hoạch, đầu tư (thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư công trình nguồn điện, bao gồm sự phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quy hoạch tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt);
- Quy định về cấp giấy phép hoạt động điện lực (thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư công trình nguồn điện);
- Quy định về an toàn điện, an toàn phòng chống cháy, nổ trong xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường, vận hành (phát điện, truyền tải điện, phân phối điện) và an toàn trong sử dụng điện;
- Quy định về mua bán điện và hợp đồng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Yêu cầu chung đối với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn là gì? (Hình từ Internet)
Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo tuân thủ quy định tại Điều 39 Luật Điện lực 2004 và các quy định sau đây:
- Được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện, trừ trường hợp được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực theo quy định. Trường hợp không mua điện từ hệ thống điện quốc gia và có lưới điện để thực hiện hoạt động bán lẻ điện, đơn vị phát điện năng lượng tái tạo phải đề nghị cấp phép hoạt động bán lẻ điện đồng thời với lĩnh vực phát điện theo quy định.
- Trong quá trình hoạt động điện lực, đơn vị phát điện năng lượng tái tạo có trách nhiệm tuân thủ Quy định hệ thống điện truyền tải và Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành.
- Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo có trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn trong phát điện quy định tại Điều 54 Luật Điện lực 2004 (được sửa đổi, bổ sung tại Luật Điện lực sửa đổi 2012) và các văn bản hướng dẫn.
- Đối với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo có đầu tư lưới truyền tải điện hoặc lưới phân phối điện để kết nối trực tiếp với Khách hàng có trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn trong truyền tải điện, phân phối điện quy định tại Điều 55 Luật Điện lực 2004 (được sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực sửa đổi 2012) và các văn bản hướng dẫn.
- Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo có trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, an toàn điện, đất đai, phòng cháy chữa cháy, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hoạt động mua bán giao nhận điện năng được thực hiện thông qua mấy hình thức?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về các cơ chế mua bán điện trực tiếp như sau:
Điều 4. Các cơ chế mua bán điện trực tiếp
Mua bán điện trực tiếp là hoạt động mua bán giao nhận điện năng được thực hiện thông qua 02 hình thức như sau:
1. Mua bán điện trực tiếp qua Đường dây kết nối riêng là hoạt động ký hợp đồng mua bán điện và giao nhận điện năng qua Đường dây kết nối riêng giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn theo quy định tại Chương II Nghị định này.
2. Mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia là hoạt động mua bán điện thông qua Hợp đồng kỳ hạn giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn (hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền) và hoạt động mua bán điện thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định này bao gồm:
[...]
Như vậy, mua bán điện trực tiếp là hoạt động mua bán giao nhận điện năng được thực hiện thông qua 02 hình thức.
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/LNMT/Th%C3%A1ng%2012%202024/241224/dien_nl_tt.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/LNMT/241023/thi_truong_dien.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTH/23102024/%C4%91i%E1%BB%87n.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/CTV/30012024/nang-luong-tai-tao.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/LNMT/240918/nang_lg_tai_tao.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/LNMT/240704/thi_truong_dien_giao_ngay%20(1).jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/DKV/tuan-2-4/Nang-luong-MT.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Ngày 24 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Tiền làm thêm giờ vào ngày 24 tháng 2 2025 âm lịch là bao nhiêu?
- Mẫu bài cảm nghĩ về ngày thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 hay, ý nghĩa năm 2025?
- Ai có thẩm quyền phục hồi điểm giấy phép lái xe mới nhất?
- Sân bay Gia Bình rộng bao nhiêu hectare? Sân bay Gia Bình ở tỉnh nào?
- Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025: Khi đại dương bị khai thác quá mức dài 800 từ?