Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tổng hợp văn bản hướng dẫn

Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2010 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Dưới đây là danh sách văn bản hướng dẫn Luật này đã được THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tổng hợp.

1. Như thế nào là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả?

Tại khoản 5 Điều 3 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo.

2. Tài nguyên năng lượng không tái tạo gồm than đá, khí than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, quặng urani và các tài nguyên năng lượng khác không có khả năng tái tạo.

3. Tài nguyên năng lượng tái tạo gồm sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo.

4. Nhiên liệu là các dạng vật chất được sử dụng trực tiếp hoặc qua chế biến để làm chất đốt.

5. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn bảo đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống.

.....

Theo đó, có thể hiển việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm mục đích là giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn bảo đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống.

Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tổng hợp văn bản hướng dẫn (Hình từ Inernet)

2. Nguyên tắc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Căn cứ Điều 4 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 quy định về nguyên tắc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như sau:

- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể về năng lượng, chính sách an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.

- Được thực hiện thường xuyên, thống nhất từ quản lý, khai thác tài nguyên năng lượng đến khâu sử dụng cuối cùng.

- Là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và toàn xã hội.

3. Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Điều 5 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 quy định các chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm:

- Áp dụng thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu.

- Hỗ trợ tài chính, giá năng lượng và các chính sách ưu đãi cần thiết khác để thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Tăng đầu tư, áp dụng đa dạng hình thức huy động các nguồn lực để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện của Việt Nam góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường.

- Khuyến khích sử dụng phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; thực hiện lộ trình áp dụng nhãn năng lượng; từng bước loại bỏ phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lượng thấp.

- Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn; đầu tư hợp lý cho công tác tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

4. Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

2

Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nghị định 134/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2013. Các hành vi và mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được quy định cụ thể tại Mục 3 Chương 2 Nghị định này.

3

Nghị định 21/2011/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày15/05/2011 hướng dẫn Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả về thống kê về sử dụng năng lượng; cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng; biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; kiểm tra, thanh tra về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

4

Thông tư 39/2011/TT-BCT quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ quản lý năng lượng và kiểm toán viên năng lượng do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Thông tư 39/2011/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 15/12/2011. Điều 7 Thông tư 39/2011/TT-BCT quy định Điều kiện người tham gia dự tuyển khóa đào tạo và cấp chứng chỉ quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng như sau:
- Người tham gia dự tuyển khóa đào tạo quản lý năng lượng phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Người tham gia dự tuyển khóa tạo kiểm toán viên năng lượng phải có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về lĩnh vực năng lượng hoặc ngành kỹ thuật liên quan và có từ 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực năng lượng.

5

Thông tư 25/2020/TT-BCT quy định về lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Thông tư 25/2020/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 13/11/2020 quy định về:
- Xây dựng danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm.
- Xây dựng kế hoạch và báo cáo thực hiện kế hoạch hằng năm, 5 năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.
- Xây dựng kế hoạch và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hằng năm của cơ quan, đơn vị có mức tiêu thụ điện hằng năm từ 100.000 kWh trở lên.
- Trình tự, thủ tục thực hiện và nội dung báo cáo kiểm toán năng lượng.

6

Thông tư 36/2016/TT-BCT quy định dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương

Thông tư 36/2016/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 10/02/2017 quy định trình tự, thủ tục đăng ký, thực hiện dán nhãn năng lượng và thu hồi nhãn năng lượng đối với các phương tiện, thiết bị trong Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ ban hành thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương hoặc các phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng theo hình thức tự nguyện. Việc đăng ký dán nhãn và Dán nhãn năng lượng thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.45.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!