Chi tiết mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng với người có công áp dụng từ ngày 01/7/2024?

Chi tiết mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng với người có công áp dụng từ ngày 01/7/2024? Người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi nào?

Chi tiết mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng với người có công áp dụng từ ngày 01/7/2024?

Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 77/2024/NĐ-CP quy định chi tiết mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng với người có công áp dụng từ ngày 01/7/2024 như sau:

Xem chi tiết mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng với người có công áp dụng từ ngày 01/7/2024 Tại đây

Chi tiết mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng với người có công áp dụng từ ngày 01/7/2024?Chi tiết mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng với người có công áp dụng từ ngày 01/7/2024? (Hình từ Internet)

Người có công với cách mạng là những đối tượng nào?

Căn cứ Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định người có công với cách mạng là những đối tượng sau:

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

- Liệt sỹ

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến

- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh

- Bệnh binh

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

- Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế

- Người có công giúp đỡ cách mạng

Người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi nào?

Căn cứ Điều 5 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng:

Điều 5. Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng
Tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:
1. Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;
2. Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:
a) Bảo hiểm y tế;
b) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
c) Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;
d) Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;
đ) Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
...

Như vậy, người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi sau:

[1] Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần

[2] Bảo hiểm y tế

[3] Điều dưỡng phục hồi sức khỏe

- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà: Mức chi bằng 0,9 lần mức chuẩn/ 01 người/01 lần tương đương 2.510.100 đồng

- Điều dưỡng phục hồi sức khoẻ tập trung: Mức chi bằng 1,8 lần mức chuẩn/01 người/01 lần tương đương 5.020.200 đồng. Nội dung chi bao gồm:

+ Tiền ăn trong thời gian điều dưỡng

+ Thuốc thiết yếu

+ Quà tặng cho đối tượng

+ Tham quan

+ Các khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho đối tượng trong thời gian điều dưỡng (mức chi tối đa 10% mức chi điều dưỡng phục hồi sức khoẻ tập trung), gồm: khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, chụp ảnh, tư vấn sức khoẻ, phục hồi chức năng, sách báo, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các khoản chi khác phục vụ đối tượng điều dưỡng

[4] Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên

[5] Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm

[6] Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

- Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục mầm non: 0,2 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm tương đương 557.800 đồng.

- Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường lớp dành cho người khuyết tật: 0,4 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm tương đương 1.115.600 đồng.

- Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở phổ thông dân tộc nội trú, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học: 0,4 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm tương đương 1.115.600 đồng.

[7] Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở

[8] Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước

[9] Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng

[10] Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh

[11] Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật

Phụ cấp ưu đãi hằng tháng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phụ cấp ưu đãi hằng tháng
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng với người có công áp dụng từ ngày 01/7/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phụ cấp ưu đãi hằng tháng
Phan Vũ Hiền Mai
177 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phụ cấp ưu đãi hằng tháng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào