Hướng dẫn ký hợp đồng lao động thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo Nghị định 111 năm 2024?
- Hướng dẫn ký hợp đồng lao động thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo Nghị định 111 năm 2024?
- Các trường hợp nào ký hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập năm 2024?
- Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ được quy định như thế nào?
- Thẩm quyền ký hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ thuộc về ai?
Hướng dẫn ký hợp đồng lao động thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo Nghị định 111 năm 2024?
Nội dung hướng dẫn ký hợp đồng lao động thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo Nghị định 111 năm 2024 sẽ gồm các nội dung sau:
- Các trường hợp ký hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập năm 2024; (Điều 9 Nghị định 111/2022/NĐ-CP)
- Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ; (Điều 10 Nghị định 111/2022/NĐ-CP)
- Thẩm quyền ký hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ. (Điều 11 Nghị định 111/2022/NĐ-CP)
* Chú thích:
- Đơn vị nhóm 1: Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư
- Đơn vị nhóm 2: Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên
- Đơn vị nhóm 3: Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên
- Đơn vị nhóm 4: Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên
Hướng dẫn ký hợp đồng lao động thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo Nghị định 111 năm 2024? (Hình từ Internet)
Các trường hợp nào ký hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập năm 2024?
Theo Điều 9 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định các trường hợp ký hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập năm 2024 như sau:
(1) Đơn vị nhóm 1 và đơn vị nhóm 2 ký kết hợp đồng lao động để làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở vị trí việc làm do viên chức đảm nhiệm theo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của đơn vị.
(2) Đơn vị nhóm 3 ký kết hợp đồng lao động làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực còn thiếu so với định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập do bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành.
Đối với đơn vị tự bảo đảm dưới 70% chi thường xuyên hoặc đơn vị chưa được giao quyền tự chủ tài chính thì phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thống nhất trước khi thực hiện.
(3) Đơn vị nhóm 4 trừ đơn vị thuộc lĩnh vực sự nghiệp giáo dục và y tế, được ký kết hợp đồng lao động có thời gian không quá 12 tháng để làm công việc ở vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung để bổ sung nhân lực còn thiếu so với số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao hoặc để kịp thời thay cho số viên chức nghỉ thai sản, thôi việc, nghỉ hưu.
Đơn vị nhóm 4 thuộc lĩnh vực sự nghiệp giáo dục và y tế ký kết hợp đồng lao động có thời gian không quá 12 tháng để làm công việc ở vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung, nhưng số lượng người ký kết hợp đồng lao động chiếm không quá 70% số chênh lệch giữa số lượng người làm việc được giao với số lượng theo định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế ban hành.
Số lượng hợp đồng ký kết do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý ở Trung ương xem xét, quyết định.
Lưu ý: Đơn vị nhóm 3 và đơn vị nhóm 4 còn số lượng người làm việc đã được cấp có thẩm quyền giao thì phải thực hiện tuyển dụng đối với số được giao.
(4) Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức chính quyền đô thị và nơi thí điểm tổ chức chính quyền đô thị căn cứ vào quy mô dân số, điều kiện về ngân sách, đặc thù về kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực còn thiếu so với định mức số lượng người làm việc quyết định việc ký kết hợp đồng dịch vụ với đơn vị, tổ chức ngoài công lập để thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực giáo dục và y tế tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm không làm tăng tổng chi ngân sách thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý nằm trên địa bàn các địa phương nêu trên do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý ở Trung ương quyết định.
Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ được quy định như thế nào?
Theo Điều 10 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
(1) Cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ:
* Tiêu chuẩn, điều kiện:
- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
- Đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật chuyên ngành;
- Có đủ sức khỏe để làm việc;
- Có lý lịch được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
- Có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm;
- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến công việc ký kết hợp đồng;
- Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và theo tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.
- Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
* Quyền, nghĩa vụ:
- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật, theo thỏa thuận trong hợp đồng và theo yêu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thời gian làm việc theo hợp đồng lao động (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp ký hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ được tính làm căn cứ xếp lương theo vị trí việc làm nếu được tuyển dụng, tiếp nhận vào làm công chức, viên chức. Việc xếp lương tương ứng với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP.
(2) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- Thực hiện ký kết hợp đồng trong tổng số hợp đồng được cấp có thẩm quyền quyết định;
- Chi trả lương, thực hiện chế độ, chính sách khác cho người lao động theo thỏa thuận hoặc chi trả theo hợp đồng dịch vụ, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật lao động và quy định của pháp luật khác có liên quan;
- Thường xuyên theo dõi, đánh giá về chuyên môn, nghiệp vụ của người ký hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ;
- Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước về việc hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Trường hợp ký kết hợp đồng lao động với cá nhân thì đơn vị sự nghiệp công lập phải tăng mức trích lập Quỹ phúc lợi bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập để bảo đảm giải quyết chế độ, chính sách trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động.
(3) Đối với đơn vị cung cấp dịch vụ: Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định sau:
- Đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện của lĩnh vực hoạt động;
- Bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ;
- Bảo đảm tính hợp pháp của văn bằng, chứng chỉ của người lao động đáp ứng được đúng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ và theo thỏa thuận
Thẩm quyền ký hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ thuộc về ai?
Theo Điều 11 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền ký hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
- Đối với đơn vị nhóm 1, đơn vị nhóm 2 và đơn vị nhóm 3 tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên:
Người đứng đầu đơn vị hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng.
- Đối với đơn vị nhóm 3 tự bảo đảm từ 10% đến dưới 70% chi thường xuyên và đơn vị nhóm 4:
Người có thẩm quyền ký hợp đồng làm việc với viên chức theo quy định của pháp luật về viên chức hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng.
- Đối với ký kết hợp đồng dịch vụ:
Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp ký hợp đồng theo đề xuất của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền thì thực hiện ký hợp đồng sau khi báo cáo và được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Lưu ý: Người ký hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại Nghị quyết 102/NQ-CP năm 2020 thì tiếp tục thực hiện công việc đến hết thời hạn hợp đồng và được ưu tiên ký hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Nghị định này nếu các bên còn nhu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?