Sử dụng tên trùng với tên giống cây trồng đã được bảo hộ sẽ bị xử phạt như thế nào?
Giống cây trồng được hiểu như thế nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 2 Luật Trồng trọt 2018 quy định giống cây trồng định nghĩa như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn.
...
Như vậy, giống cây trồng được hiểu là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua:
- Sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau;
- Đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống;
- Có giá trị canh tác, giá trị sử dụng;
- Bao gồm: giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn.
Sử dụng tên trùng với tên giống cây trồng đã được bảo hộ sẽ bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào tên giống cây trồng không được chấp nhận?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Luật Trồng trọt 2018 quy định trường hợp tên giống cây trồng không được chấp nhận như sau:
Điều 14. Tên giống cây trồng
1. Tên giống cây trồng không được chấp nhận trong trường hợp sau đây:
a) Chỉ bao gồm chữ số;
b) Vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
c) Trùng cách đọc hoặc cách viết với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, các loại thực phẩm, đồ uống, dược phẩm;
d) Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của giống cây trồng, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan;
đ) Dễ gây hiểu nhầm về đặc trưng, đặc tính của giống đó;
e) Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;
g) Trùng với tên của giống cây trồng đã được bảo hộ.
2. Tổ chức, cá nhân mua bán vật liệu nhân giống của giống cây trồng phải sử dụng tên giống đã được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng.
3. Khi sử dụng tên giống cây trồng kết hợp với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng đã được công nhận lưu hành hoặc công bố lưu hành để sản xuất, mua bán thì tên đó phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng.
Như vậy, tên giống cây trồng không được chấp nhận trong trường hợp sau:
- Chỉ bao gồm chữ số;
- Vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
- Trùng cách đọc hoặc cách viết với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, các loại thực phẩm, đồ uống, dược phẩm;
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của giống cây trồng, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan;
- Dễ gây hiểu nhầm về đặc trưng, đặc tính của giống đó;
- Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;
- Trùng với tên của giống cây trồng đã được bảo hộ.
Sử dụng tên trùng với tên giống cây trồng đã được bảo hộ sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4, khoản 6 Điều 17 Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định sử dụng tên trùng với tên giống cây trồng đã được bảo hộ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Điều 17. Vi phạm quy định về quyền của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng
...
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với việc sử dụng tên giống cây trồng trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ.
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điều này.
Tại Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền như sau:
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về trồng trọt (trừ phân bón) đối với cá nhân là 50.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền quy định tại chương II, chương III của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại chương IV của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, sử dụng tên trùng với tên giống cây trồng đã được bảo hộ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể:
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với việc sử dụng tên giống cây trồng trùng với tên giống cây trồng đã được bảo hộ.
- Đồng thời buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi sử dụng tên giống cây trồng trùng với tên giống cây trồng đã được bảo hộ.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn nộp Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm là khi nào?
- Tiết lập đông 2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào? Tiết lập đông 2024 có ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương không?
- Năm Ất Tỵ bao nhiêu lâu có một lần? Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra vào ngày bao nhiêu?
- Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ngày nào?
- Công thức xác định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo, chi phí tiền lương từ 16/12/2024?