Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài có được xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu cho DNNN không?

Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài có được xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu cho DNNN không?

Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài có được xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu cho DNNN không?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

Điều 5. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
....
2. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau:
a) Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bộ Công Thương công bố Danh mục hàng hóa, lộ trình thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Thực hiện quyền xuất khẩu thông qua mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu;
c) Thực hiện quyền nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam.
....

Ngoài ra, theo hướng dẫn Công văn 2043/GSQL-GQ2 năm 2017 về thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau:

2. Về thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập kinh doanh theo quyền
Trường hợp Công ty nhập khẩu dao cạo râu theo quyền nhập khẩu đã được cấp phép thì khi nhập khẩu sử dụng mã loại hình A41 - nhập kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Khi xuất khẩu theo quyền xuất khẩu thì sử dụng mã loại hình B11 - xuất kinh doanh. Khi tái xuất nguyên trạng để trả cho khách hàng ở nước ngoài, tái xuất sang nước thứ 3 hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan thì sử dụng mã loại hình B13- xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu.
Về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quyền xuất khẩu nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 87 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính. Trường hợp tái xuất nguyên trạng để trả cho khách hàng ở nước ngoài, tái xuất sang nước thứ 3 hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 48 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ.
....
4. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu
Trường hợp Công ty nhập khẩu “Bán thành phẩm Dao cạo râu” để sản xuất hàng hóa xuất khẩu phù hợp với mục đích của dự án đầu tư đã được cấp phép thì sử dụng mã loại hình E31 - nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, khi xuất khẩu sử dụng mã loại hình E62 - xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu.
Cục Hải quan tỉnh Bình Dương quản lý và thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu theo quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, Chương III Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.

Thông qua quy định trên, thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài được quyền xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu cho doanh nghiệp nước ngoài tuy nhiên phải đảm bảo thủ tục hải quan như sau:

[1] Trường hợp hàng hóa nhập kinh doanh theo quyền:

- Khi nhập khẩu hàng hóa, công ty sử dụng mã loại hình A41 - nhập kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

- Khi xuất khẩu hàng hóa theo quyền xuất khẩu thì sử dụng mã loại hình B11 - xuất kinh doanh.

- Khi tái xuất nguyên trạng hàng hóa để trả cho doanh nghiệp nước ngoài thì sử dụng mã loại hình B13- xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu.

[2] Trường hợp hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu:

- Khi nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng hóa xuất khẩu phù hợp với mục đích của dự án đầu tư đã được cấp phép thì sử dụng mã loại hình E31 - nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu.

- Khi xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp nước ngoài thì sử dụng mã loại hình E62 - xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu.

Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài có được xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu cho DNNN không?

Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài có được xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu cho DNNN không? (Hình từ Internet)

Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hàng hóa trong trường hợp nào?

Theo quy định Điều 9 Luật Quản lý ngoại thương 2017, áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hàng hóa trong trường hợp như sau:

[1] Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp:

- Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

- Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

[2] Áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng.

- Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục.

- Gây nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại, đe dọa an ninh lương thực, nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 18 Luật Quản lý ngoại thương 2017, áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

- Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Đối với hàng hóa bảo đảm cân đối vĩ mô, tăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ.

- Khi nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Thương nhân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thương nhân
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thời hạn bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài có được xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu cho DNNN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương nhân không công khai thông tin khuyến mại bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty con của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có cần giấy phép kinh doanh xăng dầu khi ký hợp đồng mua bán xăng dầu hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán nước mía có phải xin giấy phép không? Bán nước mía có phải xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thù lao của bên đại diện cho thương nhân được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương nhân thực hiện phân phối xăng dầu có được thuê 02 đơn vị cung cấp phương tiện vận tải xăng dầu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đại diện cho thương nhân là gì? Mẫu hợp đồng đại diện cho thương nhân mới nhất năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thương nhân
Dương Thanh Trúc
662 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào