Đáp án tuần 3 cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức về Chuyển đổi số và Cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình?
Đáp án tuần 3 cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức về Chuyển đổi số và Cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình?
Tỉnh Ninh Bình ban hành Thể lệ Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về Chuyển đổi số và Cải cách hành chính” trong Cán bộ, công chức, viên chức, lao động năm 2024.
Xem chi tiết cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về Chuyển đổi số và Cải cách hành chính” Tại đây
Thời gian nhận bài thi bắt đầu từ ngày 01/7/2024 và kết thúc vào ngày 07/7/2024. Dưới đây là đáp án tuần 3 cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức về Chuyển đổi số và Cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình:
Câu hỏi 1: Theo Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2030, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số
Câu hỏi 2: Chính quyền số là chính phủ số được triển khai tại các cấp chính quyền địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).
Câu hỏi 3: Tỉnh Ninh Bình đề ra mục tiêu đến năm 2025 số hồ sơ công việc cấp xã xử lý và luân chuyển hoàn toàn trên môi mạng đạt 60%
Câu hỏi 4: Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030, mục tiêu đến năm 2025, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt tối thiểu 90%
Câu hỏi 5: Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã ban hành Nghị quyết về xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vào ngày 20/4/2021
Câu hỏi 6: Năm 2023, theo công bố của Bộ Nội vụ, Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Ninh Bình xếp thứ 28 trong 63 tỉnh, thành phố
Câu hỏi 7: Theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ, thẩm quyền đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền cấp trên đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của cơ quan, đơn vị trực thuộc
- Tổ chức, cá nhân đến giao dịch, thực hiện thủ tục hành chính đánh giá chất lượng và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính.
- Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính tự đánh giá việc thực hiện của cơ quan mình.
Câu hỏi 8: Tỉnh Ninh Bình thực hiện thí điểm triển khai mô hình “Giáo dục đại học số” tại Trường Đại học Hoa Lư
Câu hỏi 9: Tỉnh Ninh Bình đề ra mục tiêu đến năm 2025 số hồ sơ công việc cấp huyện xử lý và luân chuyển hoàn toàn trên môi mạng đạt 80%
Câu hỏi 10: Năm 2023, theo công bố của Bộ Nội vụ, Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình xếp thứ 11 trong 63 tỉnh, thành phố
Lưu ý: Đáp án tuần 3 chỉ mang tính chất tham khảo!
Đáp án tuần 3 cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức về Chuyển đổi số và Cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình? (Hình từ Internet)
Quan điểm phát triển kinh tế số theo Thông báo 203/TB-VPCP năm 2024 là gì?
Căn cứ Tiểu mục 1 Mục B Thông báo 203/TB-VPCP năm 2024 như sau:
B. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI
I. Quan điểm phát triển kinh tế số
1. Quán triệt, bám sát và cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thúc đẩy chuyển số quốc gia nói chung, phát triển kinh tế số nói riêng phải thực chất, hiệu quả. Huy động sự vào cuộc, tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
2. Phát triển kinh tế số là đòi hỏi khách quan, yêu cầu bắt buộc trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là xu thế phát triển hiện nay. Phát triển kinh tế số phải gắn với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ; góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
3. Phát triển kinh tế số là một quá trình liên tục, bền bỉ, không ngừng nghỉ, không có điểm dừng; chúng ta phải đổi mới tư duy, có tầm nhìn chiến lược, tinh thần quyết tâm phải cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm; huy động hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy mạnh hợp tác công tư để bắt cùng, tiến kịp và vượt lên trong khu vực, thế giới.
...
Như vậy, quan điểm phát triển kinh tế số theo Thông báo 203/TB-VPCP năm 2024 như sau:
- Quán triệt, bám sát và cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thúc đẩy chuyển số quốc gia nói chung, phát triển kinh tế số nói riêng phải thực chất, hiệu quả.
- Huy động sự vào cuộc, tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
- Phát triển kinh tế số là đòi hỏi khách quan, yêu cầu bắt buộc trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là xu thế phát triển hiện nay.
- Phát triển kinh tế số phải gắn với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ; góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
- Phát triển kinh tế số là một quá trình liên tục, bền bỉ, không ngừng nghỉ, không có điểm dừng; chúng ta phải đổi mới tư duy, có tầm nhìn chiến lược, tinh thần quyết tâm phải cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm; huy động hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy mạnh hợp tác công tư để bắt cùng, tiến kịp và vượt lên trong khu vực, thế giới.
- Phát triển kinh tế số phải ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ hiện đại, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, lập nghiệp nhằm nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân.
- Phát triển kinh tế số một cách tổng thể, toàn diện, bao trùm, ưu tiên chất lượng hơn số lượng; kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa xây dựng, hoàn thiện thể chế số với hạ tầng số, dữ liệu số, nền tảng số, ứng dụng số, dịch vụ số, kỹ năng số và bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng cho chuyển đổi số.
Tinh thần 5 đẩy mạnh trong chuyển đổi số là gì?
Căn cứ Tiểu mục 2 Mục B Thông báo 203/TB-VPCP năm 2024 quy định tinh thần 5 đẩy mạnh trong chuyển đổi số như sau:
[1] Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý đầy đủ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số
[2] Đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, nền tảng số tạo tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế số
[3] Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, lập nghiệp trong chuyển đổi số
[4] Đẩy mạnh phát triển nhân lực số, kỹ năng số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội
[3] Đẩy mạnh an toàn thông tin mạng, an ninh mạng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, bảo vệ chủ quyền không gian mạng quốc gia từ sớm, từ xa, từ cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?