Mức đóng BHYT hộ gia đình khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1/7/2024 là bao nhiêu?
Mức đóng BHYT hộ gia đình khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1/7/2024 là bao nhiêu?
Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, như sau:
- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Đồng thời, tại Tiểu mục 2.2 Mục 2 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 lương cơ sở từ 01/7/2024 cũng sẽ tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng theo quy định của pháp luật.
2. Về nội dung cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW
...
2.2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
(1) Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024.
Theo đó, mức đóng BHYT hộ gia đình từ 01/7/2024 cũng sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng.
Như vậy, mức đóng BHYT hộ gia đình sau khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024 lên 2,34 triệu đồng/tháng cụ thể như sau:
Thành viên hộ gia đình | Số tiền đóng BHYT đến 30/6/2024 | Số tiền đóng BHYT từ 01/7/2024 |
Người thứ nhất | 4,5% mức lương cơ sở = 81.000 đồng/tháng | Tăng lên thành 105.300 đồng/tháng |
Người thứ hai | 70% mức đóng của người thứ nhất = 56.700 đồng/tháng | Tăng lên thành 73.500 đồng/tháng |
Người thứ ba | 60% mức đóng của người thứ nhất = 48.600 đồng/tháng | Tăng lên thành 63.180 đồng/tháng |
Người thứ tư | 50% mức đóng của người thứ nhất = 40.500 đồng/tháng | Tăng lên thành 52.650 đồng/tháng |
Người thứ năm trở đi | 40% mức đóng của người thứ nhất = 32.400 đồng/tháng | Tăng lên thành 42.120 đồng/tháng |
Mức đóng BHYT hộ gia đình khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1/7/2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình năm 2024 gồm có những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình năm 2024 gồm có như sau:
Điều 5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
1. Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này
2. Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này
3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
Như vậy, đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình năm 2024 gồm có:
- Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP sau:
+ Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
+ Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng;
+ Nhóm do ngân sách nhà nước đóng;
+ Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng;
+ Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
- Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
- Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
- Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
Nhóm đối tượng do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng BHYT gồm những ai?
Theo Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định nhóm đối tượng do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế bao gồm:
Điều 2. Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng
1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
2. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định của Chính phủ.
3. Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.
5. Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
6. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, 06 nhóm đối tượng do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng BHYT gồm:
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
- Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định của Chính phủ.
- Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?