Mạo danh thông tin doanh nghiệp để tham gia hoạt động thương mại điện tử bị xử phạt như thế nào?

Hoạt động thương mại điện tử được hiểu như thế nào? Mạo danh thông tin doanh nghiệp để tham gia hoạt động thương mại điện tử bị xử phạt như thế nào?

Hoạt động thương mại điện tử được hiểu như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định định nghĩa hoạt động thương mại điện tử như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
2. Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia là tập hợp các nội dung, nhiệm vụ về hoạt động phát triển thương mại điện tử theo từng giai đoạn nhằm mục tiêu khuyến khích, hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giao dịch thương mại trong nước và xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại điện tử theo hướng hiện đại hóa.
...

Như vậy, hoạt động thương mại điện tử được hiểu là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

Mạo danh thông tin của doanh nghiệp để tham gia hoạt động thương mại điện tử bị xử phạt như thế nào?

Mạo danh thông tin của doanh nghiệp để tham gia hoạt động thương mại điện tử bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Mạo danh thông tin doanh nghiệp để tham gia hoạt động thương mại điện tử bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo Điều 63 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử như sau:

Điều 63. Hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động
...
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
b) Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động khi chưa được những chương trình này chính thức công nhận;
c) Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;
d) Không triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật cho giao dịch thanh toán của khách hàng.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, điểm a, b và c khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;
b) Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và 6 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và 6 Điều này.

Như vậy, mạo danh thông tin của doanh nghiệp để tham gia hoạt động thương mại điện tử có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Đồng thời buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử.

Mức phạt tiền ở trên được áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân (Căn cứ tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).

Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền xử phạt mạo danh thông tin của doanh nghiệp để tham gia hoạt động thương mại điện tử?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 88 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt như sau:

Điều 88. Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình theo thẩm quyền quy định tại Điều 81 Nghị định này.
...

Căn cứ tại khoản 1 Điều 81 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

Điều 81. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
...

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 5.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.

Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không quyền xử phạt mạo danh thông tin của doanh nghiệp để tham gia hoạt động thương mại điện tử.

Thương mại điện tử
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thương mại điện tử
Hỏi đáp Pháp luật
Người bán hàng Online có trách nhiệm gì trên sàn giao dịch thương mại điện tử?
Hỏi đáp Pháp luật
Mạo danh thông tin doanh nghiệp để tham gia hoạt động thương mại điện tử bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động tiếp thị liên kết trên sàn giao dịch thương mại điện tử năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương nhân nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử có phải đăng ký lại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì? Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Các chứng từ trong giao dịch thương mại điện tử có giá trị pháp lý như bản gốc khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi trả lời đề nghị giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử phải cung cấp các thông tin nào cho khách hàng?
Hỏi đáp Pháp luật
Giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử thực hiện qua hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngành Thương mại điện tử là gì? Ngành Thương mại điện tử có thể thi khối nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thương mại điện tử
Lê Nguyễn Minh Thy
125 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thương mại điện tử
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào