Hành vi tảo hôn là gì? Người có hành vi tổ chức tảo hôn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tảo hôn là gì? Người có hành vi tổ chức tảo hôn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Hành vi tảo hôn là gì?

Căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.
...

Căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định điều kiện kết hôn:

Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Theo quy định trên, hành vi tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định, tức nam chưa đủ 20 tuổi và nữ chưa đủ 18 tuổi. Cụ thể, chúng ta có thể chia tảo hôn thành 02 trường hợp như sau:

- Trường hợp 1: cả 02 bên nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn nhưng đã lấy nhau

- Trường hợp 2: là một bên nam hoặc một bên nữ chưa đủ tuổi kết hôn nhưng đã lấy vợ, lấy chồng

Theo điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì hành vi tảo hôn là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm

Hành vi tảo hôn là gì? Người có hành vi tổ chức tảo hôn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Hành vi tảo hôn là gì? Người có hành vi tổ chức tảo hôn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)

Người có hành vi tảo hôn bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn:

Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

Căn cứ Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:

Điều 4. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong các lĩnh vực: hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình là 30.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong các lĩnh vực: thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là 40.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp là 50.000.000 đồng.
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.

Như vậy, người nào có hành vi tảo hôn thì bị phạt như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần cá nhân

Người có hành vi tổ chức tảo hôn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ Điều 183 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội tổ chức tảo hôn:

Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Như vậy, người nào có hành vi tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội tổ chức tảo hôn.

Người phạm tội tổ chức tảo hôn thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tảo hôn
Phan Vũ Hiền Mai
2,785 lượt xem
Tảo hôn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tảo hôn
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi tảo hôn là gì? Người có hành vi tổ chức tảo hôn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi tảo hôn vi phạm điều nào của Luật hôn nhân và gia đình?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có hành vi tảo hôn được công nhận vợ chồng khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi tảo hôn có vi phạm pháp luật không? Trường hợp nào thì tảo hôn được công nhận đúng pháp luật?
Hỏi đáp pháp luật
Như thế nào là tảo hôn, tổ chức tảo hôn bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tảo hôn có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào